Jean-Luc Godard, đạo diễn người Pháp gốc Thụy Sĩ, nhân vật chủ chốt của Nouvelle Vague, phong trào làm phim cách mạng điện ảnh cuối những năm 1950 và 60, đã qua đời ở tuổi 91. Hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin ông đã qua đời một cách "thanh thản tại nhà riêng" ở Thụy Sĩ với vợ là bà Anne-Marie Mieville ở bên cạnh.
Theo lời một thành viên giấu tên trong gia đình, nam đạo diễn đã lựa chọn cái chết được hỗ trợ, điều này vốn hợp pháp ở Thụy Sĩ.
"Ông ấy không bị bệnh gì cả, nhưng đã kiệt sức vì tuổi già rồi. Vì vậy, ông đã quyết định kết thúc cuộc sống của mình. Đó là lựa chọn của ông và ông muốn mọi người biết điều đó".
Luật sư Patrick Jeanneret của Godard nói với AFP về cái chết của Godard. Những năm cuối đời, đạo diễn 91 tuổi được cho là mắc nhiều bệnh mãn tính.
Được biết đến nhiều nhất với phong cách làm phim đột phá, thoát khỏi cái cũ, dường như có chút ngẫu hứng, cũng như luôn đeo đuổi chủ nghĩa cấp tiến, Godard đã ghi dấu ấn của mình với hàng loạt bộ phim mang tính chính trị - xã hội trong những năm 1960.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã viết trên trang cá nhân: "Chúng ta đã đánh mất một báu vật quốc gia, con mắt của một thiên tài". Ông khẳng định, Godard là một "bậc thầy" của điện ảnh - "biểu tượng nhất của Nouvelle Vague.
Người "khổng lồ" của điện ảnh Pháp - đạo diễn Jean-Luc Godard qua đời
Sinh ra ở Paris vào năm 1930, Godard lớn lên và đi học ở Nyon, bên bờ Hồ Geneva ở Thụy Sĩ. Sau khi chuyển về Paris học xong vào năm 1949, Godard tìm thấy môi trường sống tự nhiên trong các "câu lạc bộ điện ảnh" trí thức phát triển mạnh mẽ ở thủ đô nước Pháp sau chiến tranh.
Ông chứng minh vai trò quan trọng của phong trào làm phim French New Wave - Làn sóng Mới ở Pháp. Gặp gỡ những người như nhà phê bình André Bazin và các đạo diễn tương lai François Truffaut, Claude Chabrol và Jacques Rivette, Godard bắt đầu viết cho các tạp chí điện ảnh mới, bao gồm cả Cahiers du Cinema.
Godard đã đạt được thành công vang dội ngay từ đầu, bảo vệ cách làm phim truyền thống của Hollywood và quảng bá những nhân vật như Howard Hawks và Otto Preminger qua những nhân vật có tính cấp tiến hơn. Godard cũng có một sự tôn kính dành cho Humphrey Bogart, xuất hiện trong bộ phim đầu tay của ông mang tên "Breathless", được phát hành vào năm 1960.
Tuy nhiên, trước đó, Godard bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực làm phim thông qua một loạt phim ngắn, chẳng hạn như "Charlotte và Véronique", hay "All the Boys Are Named Patrick" vào năm 1957, vốn đã định hình trước phong cách làm phim có phần "lãng đãng" của ông.
Trong khi sáng tạo, đạo diễn Godard chỉ phác thảo câu chuyện mà không chuẩn bị kịch bản. Ông thường viết đoạn hội thoại vào đêm trước buổi quay hoặc buổi sáng trước khi quay. Các diễn viên vì thế diễn theo phong cách ứng biến với những lời thoại tự nhiên.
Godard tiếp tục thực hiện một serie phim nổi tiếng vào những năm 1960 với tốc độ chóng mặt. Bộ phim tiếp theo của ông, "Le Petit Soldat", đề nghị chính phủ Pháp bỏ qua việc tra tấn, và nó bị cấm cho đến năm 1963, nhưng đây cũng là bộ phim mà Godard gặp người vợ tương lai của mình, Anna Karina, cũng như đưa ra câu cách ngôn nổi tiếng nhất của ông, "Điện ảnh là sự thật ở tốc độ 24 khung hình một giây".
Đạo diễn nổi tiếng Quentin Tarantino cho biết, Godard ảnh hưởng nhiều tới phong cách làm phim của mình. "Godard đã chỉ cho tôi niềm vui và sự tự do của việc phá vỡ quy tắc và "phá phách" phương tiện điện ảnh", Quentin Tarantino nói.
Bộ phim "In Praise of Love" ra mắt năm 2001 của ông được chọn tham dự Liên hoan phim Cannes. Năm 2010, ông phát hành "Film Socialisme" trước khi nhận giải Oscar danh dự năm 2010. Bộ phim "Goodbye to Language" năm 2014 của ông nhận giải thưởng của ban giám khảo tại Cannes và "Image Book", được chọn cho Liên hoan phim Cannes 2018, đã được trao Cành cọ vàng đặc biệt".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.