Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hiện, xuất khẩu các linh kiện, phụ tùng ô tô sang Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch của mặt hàng này xuất ra các nước. Bình quân, hàng năm, các doanh nghiệp ô tô Việt Nam xuất khẩu từ 6 đến trên 7 tỷ USD giá trị hàng linh kiện, phụ tùng ô tô ra nước ngoài, cao hơn 1,5 đến gần 2 lần so với kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện ô tô về nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam xuất hơn 5,7 tỷ USD giá trị hàng linh phụ kiện ô tô, năm 2021 tăng lên 6,7 tỷ USD và năm 2022 tăng lên 7,4 tỷ USD. Trong các thị trường, Mỹ là đối tác nhập khẩu linh kiện ô tô từ Việt Nam nhiều nhất, năm 2020 nước này nhập hơn 1,8 tỷ USD hàng linh phụ kiện ô tô của Việt Nam, năm 2021 tăng lên 2,45 tỷ USD và năm 2022 là hơn 2,5 tỷ USD.
Bình quân, kim ngạch xuất khẩu linh phụ kiện từ Việt Nam sang Mỹ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch hàng linh phụ kiện ô tô xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện nay Việt Nam có khoảng 350 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, trong số đó chiếm trên 60% là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô (214)… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp này trở thành nhà cung ứng sản xuất và cung ứng linh kiện, thiết bị gốc (OEM) là rất khó.
Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu linh phụ kiện là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thuộc chuỗi sản xuất, xuất khẩu và gia công các sản phẩm thuộc cùng tập đoàn như Ford, Toyota, Honda...
Cục Công nghiệp cho hay, Việt Nam là đối tác xuất khẩu linh kiện với nhiều cường quốc sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Đức…
Thông thường, giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam gấp 1,5 - 2 lần giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô mà các doanh nghiệp Việt nhập về. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, linh kiện độc quyền của các hãng như động cơ, hộp số, khung sườn, sơn... Đây là những bộ phận quan trọng hàng đầu và có giá trị gia tăng cao.
Các hãng như Toyota, Honda, Hyundai vẫn sản xuất ở chính quốc ở Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm giữ bí mật công nghệ, ít khi chuyển giao cho nước thứ 3.
Trong khi đó, tại Việt Nam, do các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô có cả các công ty liên quan đến Toyota, Honda... đều chỉ được đặt hàng hoặc có năng lực sản xuất các linh kiện đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp, xuất khẩu số lượng bù giá trị, chất lượng.
Các sản phẩm linh phụ kiện ô tô xuất khẩu Việt Nam chủ yếu như sơn, đệm ghế, thuộc da, dây điện ôtô, săm, lốp. Một số sản phẩm cao hơn như hệ thống khung gầm tiêu chuẩn, body xe cũng được các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu như Thaco. Tuy nhiên, thép chất lượng cao vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài và Việt Nam cũng không có lợi thế so sánh với các nước khác về mặt hàng này.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô Việt Nam xuất khẩu có công nghệ tương đối cao như: Bộ dây đánh lửa, phụ tùng trong hộp số, túi khí an toàn... Còn các sản phẩm như sơn, đệm ghế, thuộc da, hay dây điện ô tô, hiện Việt Nam đã sản xuất được. Những sản phẩm chất lượng cao hơn như: hệ thống khung gầm tiêu chuẩn, body xe… cũng được các doanh nghiệp làm tốt.
Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng cho biết nhờ tác động của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng mà nhiều đơn hàng linh kiện, phụ tùng ô tô đã dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với những đơn hàng mà các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất và cung cấp hoặc xuất khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam sẽ cần phải gia tăng năng lực sản xuất để đáp ứng sự chuyển dịch đơn hàng này.
Đáng chú ý, để nâng cao năng lực xuất khẩu linh kiện ô tô cũng như tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA, giới chuyên gia cho rằng cần liên kết, kết nối các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên thế giới để tạo dựng thị trường.
Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho hay, để xuất khẩu các mặt hàng linh phụ kiện ô tô cần thêm những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung hay doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô. Trong đó việc tiếp cận, đầu tư đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và tham gia vào chuỗi giá trị với các sản phẩm lợi thế, đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.