Chị A.T – 1 nhân viên văn phòng có chia sẻ, tuần trước, chị đặt mua 1 lọ nước hoa hồng của Pháp tại 1 cửa hàng mỹ phẩm, rẻ hơn so với giá trên web chính hãng 100.000 đồng. Tuy nhiên, khi nhận hàng, thấy nhãn mác có chút khác lạ, chị hỏi nhân viên thì được giải thích là mẫu mã mới, công ty đang có chương trình khuyến mại. Vẫn nghi ngại, chị lên trang web tìm hiểu thì thấy thương hiệu không có sản phẩm mới hay chương trình khuyến mại gì cả. Mở ra dùng thử, chị thấy dung dịch có dạng lỏng hơn, mùi khác biệt so với loại chị đã từng sử dụng.
Khi được hỏi, tại sao không khiếu kiện lên các cơ quan chức năng, chị cho biết, do ham rẻ, mua hàng không rõ nguồn gốc ở các cửa hàng nhỏ thì chấp nhận, chứ kiện cáo lại mất thời gian rồi lằng nhằng thủ tục.
“Đã đành do tâm lý ham rẻ mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng đến cả những thương hiệu lớn mà còn bán hàng giả, hàng nhái thì không còn biết tin vào gì nữa”. Đây là chia sẻ của đa số người tiêu dùng khi được hỏi về việc hàng giả đội lốt hàng cao cấp như KhaiSilk.
Bất lực nhìn hàng giả, hàng nhái làm loạn thị trường. Nguồn: Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương
Trong tháng 6 vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP HCM đã tiến hành kiểm tra 20 cửa hàng ở chợ Bến Thành và thu giữ hàng nghìn sản phẩm được làm giả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Rolex, Gucci, LV… Một số người bán khai, các mặt hàng đó được nhập từ chợ đầu mối. Giá mua sỉ chỉ mấy chục đến mấy trăm nghìn một sản phẩm. Nhưng đến tay người tiêu dùng được nâng lên 10-20 lần, dao động từ tiền trăm cho đến vài triệu.
Không chỉ các mặt hàng thời trang, trong tháng 7 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra trên 70 cơ sở, điểm kinh doanh dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và tạm giữ 128.647 sản phẩm không rõ nguồn gốc, trị giá khoảng 500 triệu đồng.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, hiện nay, người dân đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái một cách rất tinh vi và phức tạp. Các gian thương tạo ra hàng giả, hàng nhái giống hàng thật đến mức cả công ty chính hãng đôi khi còn không phân biệt được bằng mắt thường, huống chi là người tiêu dùng.
Theo ông Hùng, trung bình mỗi năm Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt nam tiếp nhận và giải quyết 1.500 vụ khiếu nại của người dân. Trong đó có nhiều phản ánh về việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng từ các trang thương mại điện tử.
Một người tiêu dùng ở huyện Thanh Oai, Hà Nội có đặt mua 1 lọ tinh dầu hồng môi qua trang Facebook Myphamhano. Tuy nhiên, khi nhận hàng, chị phát hiện tem nhãn tinh dầu hồng môi là tem giả được dán đè lên tem tinh dầu trị thâm. Hay một người tiêu dùng khác ở TP. Vũng Tàu có đặt mua online 2 đồng hồ thông minh theo dõi huyết áp, nhịp tim. Nhưng khi nhận hàng kiểm tra thì người này phát hiện đồng hồ không có bất cứ chức năng gì như quảng cáo.
Vì thế, ông Hùng cũng khuyến cáo người tiêu dùng, nên lựa chọn những cửa hàng chính hãng để mua, không quá tin vào những lời quảng cáo “có cánh” trên mạng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin có liên quan đến sản phẩm hàng hóa. Trước hết là thông tin ghi trên nhãn. Hàng giả thường đối phó bằng cách để cỡ chữ rất nhỏ những thông tin cần thiết, mắt thường không thể đọc được. Địa chỉ, số điện thoại ghi trên nhãn không rõ ràng hoặc không có thật.
Còn nếu có nghi ngờ đối với hàng hóa đã mua về thì phải kiểm tra, đối chiếu. Nếu có đủ căn cứ thì thương lượng với người bán. Nếu không thành công thì nhờ cơ quan chức năng giải quyết theo phương thức trọng tài hoặc Tòa án.
Khi lực lượng chức năng ra quân mạnh thì người bán rút hàng đi, sau đó lại bung ra buôn bán công khai. Ban quản lý chợ vẫn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.