Người Việt khó mơ "xài" xăng Malaysia giá rẻ 13.000 đồng/lít

An Linh Thứ năm, ngày 16/06/2022 12:02 PM (GMT+7)
Thông tin xôn xao về giá xăng dầu của Malaysia 13.000 đồng có thể về Việt Nam đã chấm dứt khi đại sứ Việt Nam tại đây cho biết mức giá này không phải bán cho Việt Nam. Vậy sự thật, giá xăng dầu Malaysia vì sao rẻ vậy?
Bình luận 0

Khó "mơ" xài xăng dầu giá rẻ của Malaysia

Trả lời phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tâm sự: "Đừng nhầm lẫn, Malaysia chỉ trợ cấp 1 số loại xăng dầu nhất định, được sử dụng thông thường và họ là nước có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển".

Chuyên gia xăng dầu Bùi Ngọc Bảo khẳng định bản thân Malaysia cũng có nhiều loại xăng dầu sát với giá thế giới, chứ không phải trợ cấp tất cả. Bản chất của việc trợ cấp giá xăng dầu tác động cực lớn đến nền kinh tế, gây hại lớn đến ngân sách và họ nhiều lần muốn "giãy" ra.

Người Việt khó "mơ" được xài xăng Malaysia giá 13.000 đồng! - Ảnh 1.

Người Việt khó có cơ hội dùng xăng giá rẻ Malaysia (Ảnh minh hoạ VOV).

Theo Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu, khả năng bán xăng dầu trợ cấp của Malaysia bỏ ngỏ bởi phải thực sự có một cơ chế, biên bản liên Chính phủ bởi bản chất là tiền hỗ trợ giá xăng tiêu thụ trong nước của Malaysia bỏ giá trợ giá xăng dầu của nước này bán trong nước chứ không phải mục đích bán hỗ trợ nước khác.

Một chuyên gia khác về xăng dầu thuộc Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng khẳng định: Rất khó mơ được sử dụng giá xăng rẻ như của Malaysia. Nếu trường hợp Malaysia bán rẻ cho Việt Nam, thông qua hợp tác giữa Petronas với doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam, thì cơ chế hợp tác sẽ phải tính đến là hàng hoá nhập khẩu theo phương thức nào? Hàng miễn thuế theo hiệp định liên Chính phủ, hàng tránh đánh thuế hai lần hay hàng viện trợ, biếu tặng...?

Về nguyên tắc đánh thuế hiện nay, hàng nhập thông thường vẫn chịu thuế nhập, tiêu thụ đặc biệt, VAT. Các mặt hàng cho, biếu tặng thông qua liên Chính phủ cần xây dựng cơ chế riêng, ưu đãi thuế phí và cần phải được áp dụng trong tuỳ hoàn cảnh: Ví dụ như trường hợp khẩn cấp (như nhập vắc xin phòng Covid-19, khan hiếm cục bộ…). 

Hơn nữa, khi xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, khi các nhân tố tham gia vào thị trường có cả doanh nghiệp vốn Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, việc chỉ định nhập, cung ứng, phân phối xăng dầu ưu đãi của Malaysia (giả sử được chấp thuận) sẽ đưa thị trường xăng dầu đi đến đâu?

"Số xăng giá rẻ sẽ sử dụng vào mục đích nào hay đổ hết ra thị trường? Ai bán và thị trường xăng dầu đang các loại hình doanh nghiệp phân phối, đưa xăng giá rẻ chỉ định cho một doanh nghiệp bán sẽ gây méo mó điều hành. Mà nếu chia phần cho mọi doanh nghiệp thì chẳng giống như đá ném ao bèo, khiến thị trường méo mó", vị chuyên gia bình luận.

Cơ hội nào hạ nhiệt giá xăng?

Theo chuyên gia Bùi Ngọc Bảo, giải pháp có thể căn cơ nhất hiện nay không phải giảm thuế phí, không đụng đến lợi ích các bên và xới lại quy định pháp lý là hỗ trợ đúng đối tượng chịu tác động lớn nhất, nguy hại nhất của giá xăng như người nghèo, doanh nghiệp vận tải.. 

Người Việt khó "mơ" được xài xăng Malaysia giá 13.000 đồng! - Ảnh 2.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, chủ tịch HĐQT, nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Theo ông Bùi Ngọc Bảo, khi nhìn vào giá xăng, người ta thấy thuế chiếm tỷ trọng 30 đến 40%, ai cũng nghĩ muốn giảm giá xăng dầu nhanh nhất chỉ còn mỗi cách là giảm thuế, nhưng giảm thuế đòi hỏi phải quá trình đánh giá tác động đa chiều, quy định luật pháp, liên quan các bên và đợi trình tự thủ tục.

Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết: Nếu ban hành quy định này thì phải xác định được khả năng điều hành xăng dầu trong nước, kiểm soát giá và chống chảy máu xăng dầu ra nước ngoài… rất phức tạp. Nếu giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng nguồn thu ngân sách, Quốc hội phải đồng ý mà đâu phải cứ giải là giảm được.

Đơn cử về đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc MFN của Bộ Tài chính mới đây, trong đó Bộ có đề xuất giảm từ thuế suất 20% xuống 12%. Trong khi đó, 3/4 lượng xăng dầu Việt Nam đều nhập từ các thị trường Hàn Quốc, ASEAN, nơi có thuế suất ưu đãi diện FTAs là 8%. 

Chênh lệch thuế suất nhập xăng dầu MFN với đối tác được ưu đãi FTAs như Hàn Quốc, ASEAN hiện tại là 8%, nếu được giảm xuống 4% như đề xuất của Bộ Tài chính thì số chênh này cũng rất lớn, không dễ gì đa dạng được nguồn cung xăng dầu như mục tiêu Bộ Tài chính đặt ra.

"Chả ai muốn nhập khi thuế suất cao thế, chênh 1% họ đã không nhập rồi. Giá bây giờ tính theo, cent, 1% thì chênh nhau cả 1 USD/ lít thì chẳng ai dại gì nhập cả".

Ngoài ra, nếu phương án đồng thuận giảm thuế, phí trong xăng dầu được quy trình thủ tục khá phức tạp và phải mất nhiều thời gian: Xin ý kiến bộ, ngành, địa phương (nơi chịu tác động); đánh giá tác động, trình Chính phủ, Quốc hội… 

Một minh chứng thực tế cho việc giảm thuế phí trong xăng dầu hiện không giúp hạ nhiệt giá xăng là bao nhiêu là từ 01/4/2022 đến nay, thuế bảo vệ môi trường cao nhất trong xăng dầu được giảm từ 4.000 đồng/ lít xuống còn 2.000 đồng/ lít. Tuy nhiên, cũng từ ngày 21/4 đến 13/6/2022, xăng dầu đã 6 lần điều chỉnh tăng, mức tăng từ 4.600 đến 5.100 đồng/ lít. 

Giá xăng trong 6 lần điều chỉnh đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với số tiền thuế môi trường được giảm. Như vậy, rõ ràng mục tiêu và kỳ vọng giảm thuế môi trường nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu coi như chưa trọn!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem