Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ

Thứ ba, ngày 25/04/2023 16:32 PM (GMT+7)
Các loại áo giáp và mũ sắt do CHDC Đức viện trợ cho chúng ta trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Những trang bị đặc biệt này được trang bị cho lực lượng quan trọng bậc nhất của ta.
Bình luận 0
Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 1.

Lực lượng đặc biệt quan trọng của chúng ta trong thời gian kháng chiến chống Mỹ chính là những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 2.

Thực hiện nhiệm vụ với cường độ cao, dưới điều kiện bom đạn của đối phương bắn phá bất kể ngày đêm đòi hỏi những người lính lái xe phải có trang bị đặc biệt. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 3.

Toàn bộ những bộ áo giáp và mũ sắt này đều do CHDC Đức viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 4.

So với thể hình người lính Việt Nam, mũ sắt và áo giáp có phần cồng kềnh, vướng víu. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 5.

Tuy nhiên do nhiệm vụ lái xe, những người lính vận tải không cần phải hành quân bộ nhiều như bộ binh nên trang bị này được cho là phù hợp với môi trường, điều kiện tác chiến của những đoàn vận tải trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 6.

Loại mũ sắt M56 do CHDC Đức viện trợ cho chúng ta dù không thể chống được đạn bắn thẳng nhưng rất hữu dụng trong việc chống lại mảnh văng, mảnh rơi từ bom, mìn của đối phương. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 7.

Đã từng có thời gian, áo giáp và mũ sắt là trang bị bắt buộc cho mọi người lính lái xe vận tải trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch. Bảo vệ được người lính lái xe đồng nghĩa với việc những chuyến hàng quý giá sẽ đến nơi đúng lúc, kịp thời phục vụ miền Nam kháng chiến. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 8.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến sĩ lái xe của Tiêu đoàn 101 thực hiện nhiệm vụ vận tải trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 9.

Đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu được chúng ta sử dụng suốt từ năm 1959 cho tới khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 10.

Việc xây dựng, hoàn thiện được tuyến đường vận tải bằng cơ giới giúp giải phóng rất lớn cho người lính bộ binh khi họ có sẵn đồ tiếp tế tại các binh trạm thay vì phải tự mang vác theo. Cụ thể, năm 1965 mỗi người lính bộ binh phải mang theo 30 kg quân trang, tới năm 1966 giảm xuống còn 25 kg, năm 1967 chỉ còn 20 kg, phân còn lại được xe cơ giới chuyên chở. Nguồn ảnh: TL.

Nguồn gốc áo, mũ sắt của lính lái xe Trường Sơn huyền thoại thời chống Mỹ - Ảnh 11.

Thậm chí từ năm 1968, chúng ta còn có thể hành quân bằng xe cơ giới với tốc độ cao. Đặc biệt kể từ sau năm 1973, thời gian hành quân bằng xe cơ giới vào tận mặt trận chỉ còn 10 ngày, mỗi tháng chuyển được tới 50.000 quân vào chiến trường, giảm thiểu tối đa thiệt hại do kiệt sức, suy dinh dưỡng, bệnh tật hay... lạc đường. Nguồn ảnh: TL.

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem