|
Ở tuổi 87, bà Nguyễn Thị Bình nhớ hầu hết những câu chuyện xung quanh những hiện vật mà bà trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam |
Trong số 860 tài liệu, kỷ vật được trao cho bảo tàng Phụ nữ lần này có 70 ảnh khi bà hoạt động ở chiến khu, hơn 500 bức ảnh thời kỳ bà làm công tác ngoại giao, gần 100 bức ảnh khi bà trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Phó Chủ tịch nước, 64 bức bà chụp với phụ nữ và thiếu nhi, hơn 40 bức chụp cùng gia đình, người thân. Bên cạnh đó, còn có một số bức thư của gia đình, bạn bè viết cho bà trong thời gian bà công tác ở nước ngoài, cùng một vài hiện vật bà đã sử dụng trong thời gian tham gia Hội nghị về Hòa bình ở VN những năm 1969 - 1973.
Những lá thư mà chồng, chị gái, con gái gửi cho bà Nguyễn Thị Bình bất cứ ai khi đọc cũng rưng rưng. Những là thư đã giúp chúng ta nhớ đến bà, một người phụ nữ, một người con, người vợ, người mẹ với những thiệt thòi khi phải xa gia đình, một mình bôn ba nơi xứ người đấu tranh cho đất nước.
|
Bức thư chồng ông Đinh Khang - chồng bà Nguyễn Thị Bình gửi cho người vợ yêu dấu |
Trong buổi trao hiện vật, bà Nguyễn Thị Bình đã tự trách mình rằng đã không nghĩ đến việc trao các hiện vật này sớm hơn cho Bảo tàng Phụ nữ. Thông qua các hiện vật trao tặng này, nguyện vọng của nguyên Phó Chủ tịch nước là Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hãy giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vượt qua gian khó, hy sinh trong chiến tranh với niềm tin vào thắng lợi luôn thường trực chứ không chỉ giới thiệu về cá nhân bà.
Bà Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa) sinh năm 1927 tại Đồng Tháp. Bà là nhà ngoại giao tài năng và lịch lãm khi giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam ở Paris từ 1969-1973. Bà là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992), Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (1992-2002).
|
(Theo Vietnamnet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.