Nhà đầu tư tiền điện tử trải qua năm hoảng loạn: Bitcoin giảm sốc, nhiều sàn giao dịch phá sản

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 31/12/2022 09:18 AM (GMT+7)
Sau một năm đầy biến động, các sàn giao dịch và nhà đầu tư tiền điện tử hy vọng về sự phục hồi cuối cùng. Nhưng liệu điều này có thực sự khả thi, trong khi các “cơn bão” gần đây cũng đã khiến các cơ quan quản lý ở châu Á dần lo sợ.
Bình luận 0

Các nhà đầu tư tiền điện tử có thể đã quen với sự biến động, nhưng năm 2022 đã thử thách niềm tin của ngay cả những tín đồ trung thành nhất khi các sàn giao dịch, và quỹ trong toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Định giá lao dốc, các công ty đóng cửa và hàng ngàn người bị sa thải.

Liệu ngành công nghiệp này liệu có thể nổi lên từ những dấu vết suy thoái mạnh mẽ như ở hiện tại? Sau một năm tàn khốc, ngay cả những người tin vào điều đó cũng có thể đoán trước được một con đường dài đầy chông gai phía trước để ngành vực dậy lại được.

Các nhà đầu tư tiền điện tử có thể đã quen với sự biến động, nhưng năm 2022 đã thử thách niềm tin của ngay cả những tín đồ trung thành nhất khi các sàn giao dịch, và quỹ trong toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Ảnh: @AFP.

Các nhà đầu tư tiền điện tử có thể đã quen với sự biến động, nhưng năm 2022 đã thử thách niềm tin của ngay cả những tín đồ trung thành nhất khi các sàn giao dịch, và quỹ trong toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Ảnh: @AFP.

Tất cả bắt đầu ở Singapore. Sự sụp đổ của quỹ phòng hộ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC) vào tháng 7 sau sự sụp đổ của đồng kỹ thuật số Luna đã gây ra sự sụt giảm mạnh về giá trị chung của thị trường, mà nó được gọi là "mùa đông tiền điện tử".

Sự hỗn loạn sau đó đã cướp đi những tên tuổi lớn hơn, đáng chú ý nhất là một công ty khác tên là FTX. Người sáng lập sàn giao dịch, Sam Bankman-Fried, từ một tỷ phú vàng trong ngành cuối cùng đã phải đối mặt với cáo buộc gian lận ở Mỹ, sau khi công ty của ông sụp đổ vào tháng 11.

Giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền kỹ thuật số đạt mức cao nhất khoảng 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm 2021, nhưng bất ngờ giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la vào giữa năm nay.

Trong đó, Bitcoin - loại tiền điện tử phổ biến nhất và có tổng giá trị lớn nhất - đã giảm xuống dưới 16.000 đô la, giảm gần 80% so với mức cao nhất mọi thời đại mà nó đạt được vào cuối năm ngoái và hiện đang giao dịch dưới 17.000 đô la.

Tình trạng này không chỉ ngăn chặn sự thèm muốn của nhà đầu tư đối với tài sản kỹ thuật số mà còn dẫn đến hàng nghìn việc làm bị cắt giảm trong lĩnh vực này, khiến một số người chơi trong ngành dự đoán mùa đông tiền điện tử sẽ kéo dài thành một điều gì đó nghiêm trọng hơn trong những năm tới.

Giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền kỹ thuật số đạt mức cao nhất khoảng 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm 2021, nhưng bất ngờ giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la vào giữa năm nay. Ảnh: @AFP.

Giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền kỹ thuật số đạt mức cao nhất khoảng 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm 2021, nhưng bất ngờ giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la vào giữa năm nay. Ảnh: @AFP.

Alex Au, người sáng lập công ty quản lý tài sản Alphalex Capital của Hồng Kông, nói với Nikkei Asia: "Đây là thời kỳ băng hà của tiền điện tử. Tôi nghĩ rằng thị trường tiền điện tử sẽ tiếp tục ảm đạm vào năm 2023, chủ yếu là do niềm tin của mọi người vào nó xuống thấp".

Au, cũng là người đồng sáng lập Hiệp hội tài sản kỹ thuật số Hồng Kông, cho biết có thể mất hai năm để phục hồi dần lại ngành.

Theo Au, hầu hết các nhà đầu tư sẽ chờ đợi qua thời kỳ suy thoái, lưu trữ tài sản kỹ thuật số của họ trong "ví lạnh". Hiểu đơn giản, ví lạnh là những ví coin sử dụng khóa được tạo bởi một nguồn không được kết nối với blockchain và internet. Nó chỉ liên kết với internet khi bạn cần thực hiện giao dịch. Tách tiền lưu trữ khỏi internet chính là một cách đáng tin cậy nhất để người dùng bảo vệ tiền của họ khỏi các cuộc tấn công, lừa đảo của tin tặc.

Trong khi đó, lãi suất toàn cầu cao để chống lạm phát tăng cao cũng đã khiến một số nhà đầu tư thanh lý tài sản kỹ thuật số của họ để đầu tư vào các lĩnh vực khác.

"Thị trường sẽ không hoạt động trong một thời gian khá dài", Au nói thêm. Điều đó tạo ra một sự tương phản rõ rệt với hai năm trước, khi vào thời điểm đó các công ty liên quan đến tiền điện tử trên khắp châu Á đã tuyển dụng và mở rộng mạnh mẽ.

Nền tảng đầu tư tiền điện tử Paradigm hiện đã cắt giảm lương, trong khi sàn giao dịch ByBit đã thông báo đợt sa thải thứ hai trong năm nay, cắt giảm 30% nhân viên của mình. Còn Tập đoàn Amber có trụ sở tại Singapore, nhà tạo lập thị trường tài sản kỹ thuật số, đã tạm dừng mở rộng và sa thải hơn 15% trong số 1.000 nhân viên của mình vào nửa cuối năm 2022.

Annabelle Huang, đối tác quản lý tại Amber Group, nói với Nikkei Asia rằng việc cắt giảm việc làm sẽ cho phép công ty tập trung hơn vào các cá nhân có giá trị ròng cao và dịch vụ quản lý tài sản cho tài sản kỹ thuật số.

Từ “Mùa đông tiền điện tử đến kỷ băng hà'? Điều gì sẽ xảy ra với ngành vào năm 2023

Từ “Mùa đông tiền điện tử đến kỷ băng hà'? Điều gì sẽ xảy ra với ngành vào năm 2023. Ảnh: @AFP.

"Tôi nghĩ ngay bây giờ, đó là vì bản thân thị trường đã chết", Huang nói về sự thiếu tin tưởng vào tiền điện tử. "Mọi người đều hoảng sợ và không biết giao dịch ở đâu. Mọi người đang chờ đợi mọi thứ lắng xuống". Công ty dịch vụ tài chính Amber Group này cho biết chưa đến 10% khối lượng giao dịch của họ được tiếp xúc với FTX nhưng từ chối tiết lộ số tiền chính xác.

Các cơn bão ngành gần đây cũng đã khiến các cơ quan quản lý ở châu Á lo sợ

Thái Lan đã làm chậm quá trình phê duyệt giấy phép giao dịch tài sản kỹ thuật số cho các sàn giao dịch, và đề xuất các yêu cầu dự trữ mới có hiệu lực loại trừ các sàn giao dịch nhỏ khỏi thị trường. Vào tháng 10, Singapore đã đề xuất các quy tắc cấm hạn mức tín dụng để tài trợ cho việc mua tiền điện tử, trong khi Hồng Kông gần đây đã thông qua luật để điều chỉnh tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử. Còn Trung Quốc đã cấm tiền điện tử hoàn toàn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem