Tối ngày 1/8, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5 và lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện (1/8/2003 - 1/8/2023). Từ một cây trồng bị lãng quên, nay mỗi năm cây sâm Ngọc Linh có thể mang về 600 tỷ đồng/năm, giúp nhiều người nông dân làm giàu.
Là một trong những lễ hội lớn nổi tiếng của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc, lễ hội Cao Lỗ Vương (còn gọi lễ hội “vùng Than”) huyện Gia Bình có nhiều nét độc đáo và đặc sắc với ý nghĩa tưởng nhớ, khắc ghi công lao muôn đời của Tướng quân Cao Lỗ thời vua An Dương Vương.
Tại Hưng Yên, xứ sở nhãn lồng có ngôi đình tĩnh mịch nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hưng Yên, thờ phụng một danh tướng của Vua Hùng, là Cao Sơn Đại Vương, được nhân dân truyền gọi là Thần Vàng.
Xin nói khái quát về địa danh Hàm Tử – nơi diễn ra trận kịch chiến giữa quân nhà Trần do tướng quân Trần Nhật Duật chỉ huy với đạo thủy quân của giặc Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù, nay là xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Lễ hội truyền thống đền Cao – An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) diễn ra trong suốt mùa xuân. Ngoài điểm đến là đền Cao, thờ An Sinh Vương Trần Liễu thì khu tượng Trần Hưng Đạo và bức phù điêu gốm bên cạnh cũng là điểm hấp dẫn du khách.
Hàng chục nghìn người dân, du khách đến bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, Bình Định) dịp đầu Xuân 2023 để tham quan, "trẩy hội" đầu năm và dự lễ kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Theo GS.TS. Đỗ Văn Ninh, tác giả cuốn sách “Thành cổ Việt Nam”, thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác (6 cạnh). Về kiến trúc, thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ.
Trạng nguyên Giáp Hải (1517 - 1586) người xã Dĩnh Kế, huyện Phương Sơn (theo bia mộ Giáp Hà tìm thấy năm 1998 tại thôn Cốc, xã Dĩnh Trì - nay Dĩnh Kế và Dĩnh Trì đều thuộc TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Có thể coi bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (quen gọi là Hịch tướng sĩ) của Đại vương Trần Hưng Đạo là bản văn gần với một tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Nó là một thanh bảo kiếm của lòng yêu nước, là một “Thiên cổ hùng văn” và nó đứng cùng với những bản văn được chính danh là “Tuyên ngôn độc lập”.