Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần Anh Tông yêu mến, gả cho công chúa Nguyệt Hoa. Trong cuộc hôn nhân này có một điều rất đặc biệt: dưới triều Trần con gái hoàng tộc không được lấy người ngoại tộc. Đây là một đặc ân rất lớn của nhà vua dành cho Nguyễn Chế Nghĩa...
Khi tiếp xúc với các sứ thần nhà Nguyên, Trần Nhật Duật vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến sứ giả nhà Nguyên có người cho rằng ông là người Hán ở Chân Định (nước Triệu cũ và gần Bắc Kinh ngày nay) sang làm quan bên Đại Việt.
Mỗi dịp đầu xuân, các vua Trần xưa thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Trải qua hơn 7 thế kỷ, ngày nay lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần tại thôn Thái Đường vẫn được duy trì và tổ chức rất long trọng.
Ô Mã Nhi còn có biệt hiệu là Bạt Đô, gọi là Ô Mã Nhi Bạt Đô hay Omar Baghatur. “Baghatur” nghĩa là “mạnh mẽ” hay “dũng sĩ” trong tiếng Mông Cổ, nghĩa bóng là anh hùng hay chiến binh gan dạ, thiện chiến. Trong lần thứ 2 đem quân tiến đánh Đại Việt, Ô Mã Nhi tiếp tục thất bại và chết đuối trên đường rút chạy về nước...
Nhà vua chiến đấu một hồi, nhìn quanh tả hữu không còn ai, chỉ còn thấy mỗi một vị tướng sắc mặt không động, một người một ngựa tung hoành trong muôn trùng vây quân địch, dũng mãnh che chắn cho vua nhiều đòn tấn công. Vị tướng đó chính là Ngự sử trung tán Lê Tần...
Toa Đô là một dũng tướng thiệt chiến của Nguyên - Mông, từng lập được nhiều công trạng khi tiến đánh nhà Tống. Thế nhưng khi cùng Thoát Hoan xâm chiếm Đại Việt, vị tướng này đã chịu cái kết bay đầu.
Ngột Lương Hợp Thai là một nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất của quân đội Nguyên Mông và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258. Ông ta đã thất bại tại Thăng Long trong Chiến dịch Đông Bộ Đầu và trận tập kích của Hà Bổng trên đường rút lui...
Dương Nhật Lễ không phải con trai ruột của Trần Nguyên Dục, nhưng trước khi băng hà vì lao lực, vua Trần Dụ Tông lại truyền ngôi cho người cháu này, khiến nhà Trần càng thêm rối ren...