Nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm ứng phó với hạn mặn

Công Tâm Thứ hai, ngày 21/03/2016 14:49 PM (GMT+7)
Để ứng phó với hạn hán cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp ứng phó với tình hình hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ”.
Bình luận 0

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Phan Huy Thông cùng đại diện lãnh đạo 8 tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ và hơn 200 nông dân, doanh nghiệp.

img

Ông Nguyễn Thanh Phương - Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đang hướng dẫn nông dân về mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây đậu phộng.
Ảnh: Công Tâm

Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã xây dựng mô hình chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa tại 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, năng suất ngô đạt từ 72,4 – 82,8 tạ/ha, lãi thuần đạt 18,2 – 20,3 triệu đồng/ha; tưới nước tiết kiệm theo chảo bốc thoát hơi nước cho cây xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát (Bình Định), năng suất đạt 17,9 tấn/ha, tiết kiệm được hơn 346m3...

Tại diễn đàn, câu hỏi của doanh nghiệp và bà con nông dân xoay quanh các vấn đề về kỹ thuật và phương pháp trồng cây đậu xanh, đậu phộng, phương pháp giữ ẩm cho các loại cây trồng, những giải pháp tưới nước tăng năng suất cho cây trồng trong thời kỳ hạn hán, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân đến thời kỳ thu hoạch, sự liên thông liên kết các hồ chứa trong thời kỳ nắng hạn…

Các câu hỏi đã được các chuyên gia giải đáp đầy đủ, rất chi tiết, rất thiết thực với các nông dân, đồng thời cũng giới thiệu một số mô hình có hiệu quả của các địa phương cho các nông dân học tập để áp dụng vào thực tiễn.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi cho biết: Hiện tại một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung trữ thấp, không đủ đáp ứng cho cây trồng vụ đông xuân 2015 – 2016 nên xảy ra hạn hán tại một số khu vực.

Với mùa khô sẽ kéo dài đến hết tháng 8.2016, tình trạng hạn hán, thiếu nước khả năng kéo dài đến hết vụ hè thu năm 2016 ở một số lưu vực sông như: Sông Trà Khúc – Vệ (Quảng Ngãi), Kone (Bình Định), Cái (Nha Trang), Cái (Ninh Hòa) thuộc tỉnh Khánh Hòa, Cái Phan Rang (Ninh Thuận), La Ngà – Lũy (Bình Thuận)…

Trước mắt giải pháp cần thực hiện là các địa phương rà soát cân đối lại nguồn nước để lên kế hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý, trong đó ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống cây trồng theo lịch cụ thể, tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm. Về giải pháp lâu dài, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng công trình, phi công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; nâng cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán và rà soát quy hoạch thủy lợi  thích ứng với điều kiện cực đoan của thời tiết.

Ông Nguyễn Thanh Phương - Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho biết, để ứng phó với hạn hán, Viện đã tập trung nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với khí hậu của từng địa phương.

TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư quốc gia cho hay, tại Ninh Thuận có rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp  rất hiệu quả phù hợp với địa phương có khí hậu hạn hán. Đây là những giải pháp, sáng kiến của nông dân trong việc tưới nước tiết kiệm, những giải pháp này cần nhân rộng  đến các địa phương vì giúp cho bà con  nông dân vừa giải quyết công ăn việc làm,  giảm được chi phí, tiết kiệm nước tưới và có thêm nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nắng hạn. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem