Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 1625/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030. Đề án nhằm tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và giảm dần nhập khẩu...
-
Việt Nam đã có đề tài nghiên cứu về thức ăn nuôi biển nhưng chủ yếu cho cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn riêng phục vụ nuôi biển, hàng năm nước ta phải nhập thêm từ 180.000 - 200.000 tấn thức ăn thuỷ sản từ thị trường Đài Loan, Thái Lan...
-
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (ngô, đậu tương, cám gạo...) 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt 2,34 tỷ USD (cả năm 2022 là 5,6 tỷ USD) đang là một nghịch lý với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Về vấn đề này, PV Dân Việt đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến tại hội nghị chăn nuôi mới đây.
-
Phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi cập nhật thông tin không đúng sự thật đối với mỗi lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ NNPTNT.
-
Tập đoàn De Heus cần cung cấp từ 70.000 – 100.000 tấn ngô mỗi tháng. Hiện chưa có nhà máy thức ăn nào ở khu vực Tây Nguyên, và De Heus sẵn sàng đầu tư một nhà máy thức ăn nếu chúng ta có thể đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng cho ngô và sắn.
-
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong 11 tháng qua đạt 5,14 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Trong số 27 chủng loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam, cao kỷ lục là mặt hàng khô đậu tương, chiếm tới 2,44 tỷ USD.
-
Cục Chăn nuôi cho biết cả nước có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Song 65% nguyên liệu cho sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu, điều này khiến giá thức ăn chăn nuôi neo cao.
-
Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo lợi nhuận, các chuyên gia khẳng định, phải giảm chi phí chăn nuôi với các giải pháp đồng bộ...
-
Khi sử dụng thóc, gạo tách trấu thay thế ngô trong khẩu phần ăn, giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt giảm 650 - 750 đồng/kg; lợn nái giảm 600 - 1.000 đồng/kg. Mức giảm này tương đương khoảng 170.000 - 200.000 đồng/con trong suốt quá trình nuôi lợn.
-
Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, lãnh đạo De Heus Việt Nam cho biết, doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhà máy sơ chế, kho trữ tại Tây Nguyên, nhằm giảm áp lực nhập khẩu.