Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp năm mới 2022 vì điều này

Thứ ba, ngày 04/01/2022 06:23 AM (GMT+7)
Vô số điều ước do người dân gửi gắm qua Ema khi đi lễ chùa đầu năm mới 2022, được tin là đã “bay lên Trời” từ các đền thờ Thần đạo và chùa Phật giáo trên khắp đất nước Nhật Bản. Mang theo các thông điệp Hy vọng, nhiều Ema có hình ảnh linh vật siêu nhiên Amabie và lời cầu mong được “bảo vệ khỏi Omicron, khỏi Covid-19”...
Bình luận 0
Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 1.

6.500 ngọn nến được thắp sáng trong lễ cầu may và mong sớm vượt qua dịch Covid-19, dịp đón chào Năm mới 2022 tại chùa Hasedera (nơi có bức tượng nữ Thần Nhân ái Kannon bằng gỗ đồ sộ nổi tiếng) ở thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa. (Ảnh: Reuters)

Ema "thần thánh" - biểu tượng Hy vọng mới - mang thông điệp sức khỏe với hình ảnh linh vật siêu nhiên Amabie

Mối quan tâm đặc biệt về sức khỏe càng trở nên cấp bách dịp người dân Nhật Bản chào đón Năm mới 2022, do lo ngại về sự xuất hiện của "mối đe dọa" Omicron. Vì thế tại các đền chùa, nhiều người cầu nguyện gửi thông điệp về sức khỏe qua các Ema "thần thánh" mang hình ảnh Amabie - linh vật siêu nhiên có năng lực xua đuổi bệnh dịch trong văn hóa dân gian Nhật Bản.

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 2.

Người dân Thủ đô đi lễ tại chùa Meiji ở Tokyo ngày đầu tiên của năm mới 1/1/2022. (Ảnh: UPI)

Theo nhận xét của nhà nhân chủng học người Mỹ Jennifer Robertson của Đại học Michigan - người đã dành nhiều năm nghiên cứu về phong tục này của Nhật Bản - thời Covid-19 vai trò của Ema "thần thánh" càng được nhấn mạnh. 

Với nhiều người, Ema "thần thánh" được tin là có thể giúp đem lại sự thư thái, nhẹ nhõm bằng cách gửi những điều ước của họ theo làn gió lên Trời. Theo cách tương tự như cờ cầu nguyện của người dân ở Tây Tạng, phong tục thả đèn lồng ở một số quốc gia châu Á khác…

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 3.

Hình ảnh Amabie - linh vật siêu nhiên có năng lực xua đuổi bệnh dịch trong văn hóa dân gian Nhật Bản - nay xuất hiện trên nhiều Ema "thần thánh" như một biểu tượng Hy vọng. (Ảnh: npr.org)

Giáo sư tâm lý học Donald Saucier của Đại học bang Kansas, Mỹ lưu ý: Gửi gắm ước nguyện qua Ema "thần thánh" tại các đền thờ là một phong tục cổ xưa, cho tới nay vẫn là một trọng tâm trong văn hóa Nhật Bản. 

Ema "thần thánh" thể hiện mối quan hệ sâu sắc của "đất nước Mặt trời mọc" với hai tôn giáo chính là Thần đạo và Phật giáo vốn gắn bó chặt chẽ với nhau, với nhiều người dân Nhật Bản theo cả hai tín ngưỡng.

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 4.

Ema "thần thánh" được coi như một "lối thoát" tâm linh giúp nhiều người giảm lo lắng vì Covid-19, nhất là biến thể mới Omicron. Trong hình là Ema có hình ảnh mô tả Phallus (dương vật) để cầu nguyện cho khả năng sinh sản. (AbandonedKansai)

Tour trải nghiệm Ema "thần thánh" - biểu tượng Hy vọng mới - được nhiều khách du lịch ưa thích

Ema được tin là có thể đại diện cho các vị Thần như Kannon (nữ Thần Nhân ái), Jizō (Thần bảo vệ trẻ em)… Nhưng Ema cũng có thể mang các biểu tượng cụ thể hơn tùy theo mục đích của các tín đồ. Ví dụ như mang hình ảnh mô tả Phallus (dương vật) hoặc bầu ngực phụ nữ để cầu nguyện khả năng sinh sản, hình đôi dép đề cầu chữa khỏi bệnh ở chân…

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 5.

Tượng gỗ Phallus (dương vật) khổng lồ được rước tại Lễ hội sinh sản "Honen Matsuri" nổi tiếng tại Komaki, phía bắc thành phố Nagoya. (AbandonedKansai)

Thời nay cách sử dụng Ema "thần thánh" phổ biến ở Nhật Bản là qua những tấm bảng gỗ nhỏ, trong đó người ta viết lời cầu nguyện hoặc điều ước rồi treo tại đền, chùa - nơi được tin là các Kami (thần linh hoặc linh hồn) sẽ tiếp nhận Ema "thần thánh". 

Sau đó các Ema "thần thánh" sẽ được "hóa" (đốt) theo nghi thức tại các sự kiện đặc biệt, tượng trưng cho việc điều ước của người viết Ema "thần thánh" đã được hóa giải. Nếu được thỏa ước nguyện, người ta sẽ lại gửi gắm một Ema "thần thánh" khác để cảm tạ Thần linh.

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 6.

Phong tục Ema "thần thánh" truyền thống của Nhật Bản cũng cuốn hút nhiều khách du lịch nước ngoài trải nghiệm. (AbandonedKansai)

Tuy nhiên ngày nay các điều ước viết trên Ema "thần thánh" không chỉ là thông điệp gửi tới các linh hồn và Thần linh, mà nhiều người còn muốn qua Ema "thần thánh" có thể khơi gợi cảm xúc sẻ chia từ những người khác, nên viết rõ cả tên tuổi và địa chỉ. Qua biểu tượng Hy vọng này người ta tin sẽ được giúp đỡ vượt qua những thời điểm khó khăn như dịch bệnh, thiên tai, trắc trở trong cuộc sống và công việc.

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 7.

Các tour đưa khách quốc tế tới đền chùa Nhật Bản để trải nghiệm nghi thức Ema "thần thánh", thường đông khách nhất là dịp lễ hội đầu năm mới. (Ảnh: Viator)

Phong tục Ema "thần thánh" truyền thống của Nhật Bản cũng cuốn hút nhiều khách du lịch nước ngoài. Hướng dẫn viên Takakazu Machi với 18 năm kinh nghiệm làm việc, cho biết thời trước Covid-19 ông thường xuyên dẫn tour đưa khách quốc tế tới các đền chùa để trải nghiệm nghi thức Ema "thần thánh", đông khách nhất là dịp lễ hội đầu năm mới.

Nhật Bản: Phong tục cổ Ema trở thành biểu tượng hy vọng dịp Năm mới 2022 vì điều này - Ảnh 8.

Người dân thường gửi gắm thông điệp cầu khả năng sinh sản dịp Lễ hội sinh sản "Honen Matsuri" nổi tiếng. (AbandonedKansai)

Khách du lịch nước ngoài thường tham gia thực hành Ema "thần thánh" tại các đền thờ Meiji Jingu ở Tokyo, Shitennoji ở Osaka, Fushimi Inari và Tenmangu 1.000 năm tuổi ở cố đô Kyoto. 

Những người có mong ước cụ thể hơn thì tới các đền thờ khác. Ví dụ như cầu từ sức khỏe tới chuyện tình duyên tại đền Jishu Jinja ở Kyoto; Phụ nữ từng sẩy thai tới đền Zojoji ở Tokyo cầu sinh nở "mẹ tròn con vuông".

Sinh viên tới đền Yushima Tenjin ở Tokyo là nơi thờ các học giả để cầu thi cử đỗ đạt; Các cặp đôi yêu nhau tới đền Tsuyu no Tenjinja (còn gọi là Ohatsu Tenjin) ở Osaka - nơi là bối cảnh của một câu chuyện tình yêu nổi tiếng - gửi những lời chúc lãng mạn cho nhau…



Linh Quyên (NatGeo, Tokyocheapo)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem