Nhiều giải pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế

Văn Hoàng Thứ sáu, ngày 18/10/2024 14:24 PM (GMT+7)
Sáng 18/10 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức "Tọa đàm sơ kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và Hội thảo tư vấn hướng dẫn sổ tay tài trợ phụ" thuộc Dự án Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế.
Bình luận 0

Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF) giai đoạn 2022-2024. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Tư pháp. Dự án được thực hiện trong 4 năm (từ 2022-2026) tại Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái và các tỉnh, thành phố khác được lựa chọn trong quá trình thực hiện Dự án.

Tại Tọa đàm, nhiều ý kiến phát biểu từ các tổ chức như TW Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Phụ nữ tỉnh Điện Biên, Yên Bái; Hội Luật gia và Hội Nông dân của 2 tỉnh Điện Biên, Yên Bái….

Ban Quản lý dự án và các đơn vị thực hiện Dự án đã trao đổi về những thuận lợi cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án và để xuất nhiều giải pháp, bày bỏ sự cam kết quyết tâm thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch hoạt động 2024 để góp phần Dự án thành công và đem lại nhiều tác động tích cực cho xã hội.

Nhiều giải pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế - Ảnh 1.

Tọa đàm sơ kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 đã nhận được 5 bài tham luận từ các địa phương. Ảnh: Văn Hoàng

Dự án được phê duyệt và thực hiện phù hợp với chủ trương thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý (TGPL), Dự án phù hợp với mục tiêu trọng tâm của Đề án đổi mới công tác TGPL và Luật TGPL năm 2017 đó là lấy người được TGPL là trung tâm, nâng cao chất lượng TGPL, tập trung thực hiện vụ việc TGPL, đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL và thu hút các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia TGPL.

Dự án có mục tiêu tổng thể là cải thiện việc cung cấp dịch vụ TGPL và thúc đầy trao quyền pháp lý cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ TGPL, tập trung vào các tỉnh được lựa chọn tại khu vực miền núi phía Bắc.

Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức của người dân về TGPL và tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ TGPL của người dân; Nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ TGPL; Tăng cường sự tham gia TGPL của tổ chức xã hội phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tọa đàm đánh giá những hoạt động đã được triển khai theo Kế hoạch năm 2024. 

Theo Ban tổ chức, đây là cơ hội để các đơn vị thực hiện dự án chia sẻ những kết quả đã đạt được, trao đổi những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án; kiến nghị, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoạt động trong quý IV năm 2024. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng Kế hoạch hoạt động dự án năm 2025 phù hợp với nguồn lực hiện có, bảo đảm tiến độ, tính khả thi và chất lượng, hiệu quả.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem