Nhiều triển vọng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới

Quang Sung Thứ hai, ngày 14/11/2022 18:52 PM (GMT+7)
Với kết quả đáng khích lệ phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2014-2018, UBND TP.HCM ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững hơn.
Bình luận 0

UBND TP.HCM đã ra quyết định ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đây là giải pháp của TP.HCM nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp của thành phố trong giai đoạn mới. Đồng thời tận dụng triệt để, phát huy tối đa thế mạnh mà TP.HCM đang có trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới

Về sự cần thiết của chương trình, UBND TP.HCM cho biết, trên cơ sở Quyết định số 3 10/2014/QĐ-UBND ngày 15/01/2014 của UBND thành phố về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Và các quy hoạch, chương trình, đề án đến năm 2020 được duyệt như: Đề án phát triển nông nghiệp đô thị, Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn, Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn, hoa, cái kiếng, nâng cao chất lượng đàn bò sữa, giống bò thịt, sinh vật cảnh... giúp sản xuất nông nghiệp và nông thôn vùng ngoại thành của thành phố phát triển khá vững chắc trong thời gian qua.

Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới tại TP.HCM - Ảnh 1.

Rau là một trong 6 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố được tập trung chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Trong ảnh là nông dân đang nhổ cỏ thủ công tại HXT rau an toàn Hải Nông (huyện Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: Quang Sung

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện từ 2014 - 2018, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Trong khi đó người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đồng thời gặp khó khăn khi hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ mới. Thiếu nguồn nhân lực; xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp; kết cấu hạ tầng nông thôn chưa theo kịp cho phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến quá trình đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Ngoài ra, trong thời gian tới Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được triển khai, ngành nông nghiệp thành phố nói riêng và cả nước nói chung sẽ gặp nhiều thách thức do những hạn chế, khó khăn như: năng suất thấp, thiếu vốn, thiếu đầu tư khoa học công nghệ về giống, cơ giới hóa, ý thức người dân trong vệ sinh và phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa cao… Điều này sẽ khiến ngành nông nghiệp khó cạnh tranh trực tiếp với các nước có nền nông nghiệp mạnh về cây ăn trái (Úc, Chile, New Zealand...), hoa cây kiểng (Đài Loan, Thái Lan...), sữa tươi (Úc, New Zealand...), bò thịt (Úc..).

Nhằm tiếp tục hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát huy được tiềm năng và phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo. UBND TP.HCM cho rằng cần thiết phải xây dựng một Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cầu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Qua đó nhằm tiếp tục triển khai các chương trình, để án giai đoạn 2016 - 2020 và bổ sung để xuất các nội dung về định hướng, giải pháp và các cơ chế chính sách vẻ vốn, đất đai, công nghệ, nguồn nhân lực...phù hợp với đặc thù của thành phố. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố trong thời gian tới.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chủ yếu thông qua việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu chung của Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 là thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao. Từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực. Phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0. Phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn. Hình thành các cơ sở giết mổ chuyên nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường.

Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới tại TP.HCM - Ảnh 3.

Cấy tạo giống hoa lan trong phòng lab tại HTX Vườn lan Việt (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Ảnh: Quang Sung

Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng hội nhập CPTPP. Xây dựng chương trình hỗ trợ, phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố. Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, ngoại thành.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng GRDP bình quân đạt trên 6%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 8,5%/năm. Lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 90%. Giá trị sản xuất trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt từ 900-1.000 triệu/ha/năm. Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 100 triệu đồng (gấp trên 1,5 lần so với năm 2020).

Tỷ lệ hộ nông dân tham gia trở thành thành viên hợp tác xã nông nghiệp tối thiểu đạt 20% trên tổng số hộ nông dân trên địa bàn thành phố. 80% hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp xếp loại từ khá trở lên. Tỷ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp đạt 18,59%.

Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới tại TP.HCM - Ảnh 4.

Qua chế biến, nhiều sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm giá trị. Qua đó giúp nâng cau thu nhập, ổn định đầu ra cho bà con nông dân. Ảnh: Quang Sung

Theo đó, Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 của UBND TP.HCM sẽ tập trung chuyển đổi mạnh đất trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang phát triển 6 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố. Quá trình chuyển đổi định hướng theo mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học gồm: rau, hoa cây kiểng, bò sữa (con giống, sữa), heo (con giống, thịt), tôm nước lợ (cá cảnh xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng), ngoài ra phát triển thêm cây dược liệu, tôm càng xanh, thủy đặc sản...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem