Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chính sách tạo nên sự thần kỳ
Nông nghiệp Việt Nam trong công cuộc đổi mới của đất nước đã có những thành tựu lớn lao đáng ghi nhận. Theo Bộ NNPTNT thì từ năm 1986 đến năm 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. Mặc cho thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước nhưng kinh tế nước ta nhờ sự ổn định về nông nghiệp mà vẫn giữ được thế cân bằng. Hiện nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và 1/5 kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
Trước đổi mới, số người sống dưới mức đói nghèo là 60%, năm 2003 giảm xuống còn 29% và năm 2006 còn 19%, năm 2008 còn 14%, hiện nay chỉ còn gần 10%. Chính sách đổi mới đã tạo nên sự thần kỳ: Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng liên tục, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Các vùng sản xuất tập trung hình thành ngày càng nhiều đã góp phần tăng nhanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Năm 1985, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 400 triệu USD, đến năm 2004 đạt 4, 2 tỷ USD, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 18 tỷ USD, đưa nước ta thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn trên thế giới.
Tất cả các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản đều có bước phát triển rất mạnh mẽ: Năng suất lúa liên tục tăng qua các năm, năm 2012 đạt khoảng 42,5 triệu tấn. Nhờ áp dụng giống mới và kỹ thuật tiến bộ trong khâu canh tác và sau thu hoạch nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích liên tục tăng, chất lượng nông sản được nâng cao.
Trong số 47 triệu tấn lương thực làm ra năm 2011 chúng ta đã dành ra được 6,7 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã được hình thành và phát triển; tạo ra khối lượng hàng hoá lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, các loại lâm sản.
Bài toán khó từ WTO
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều thách thức, bởi trình độ phát triển nông nghiệp nhìn chung còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động chưa cao, chất lượng nông sản kém đồng đều. Trong khi những cam kết về mở cửa thị trường trong WTO sẽ là bài toán khó đối với ngành hàng có khả năng cạnh tranh thấp.
Ví dụ: Giá gạo loại 5% tấm của Thái Lan bán ra năm 2008 cao hơn cùng loại của Việt Nam 68 USD/tấn, đến năm 2009 khoảng cách đã lên tới 123 USD/ tấn, gần gấp đôi giá gạo của nước ta. Mía đường cũng chịu tác động mạnh nhất từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do phải mở cửa thị trường cho Thái Lan, đối thủ xuất khẩu đường lớn thứ 3 thế giới. Rau quả chịu ảnh hưởng nhiều từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Và thực tế, từ một nước xuất siêu rau quả sang Trung Quốc, sau 3 năm thực hiện Chương trình thu hoạch sớm, Việt Nam trở thành nước nhập siêu rau quả từ Trung Quốc.
Có thể nói, sức ép của tự do hoá thương mại sẽ không làm mất đi một ngành, nhưng một số doanh nghiệp, bộ phận dân cư sẽ gặp khó khăn hơn, thậm chí phải chuyển sang ngành khác, sản phẩm khác do khả năng cạnh tranh thấp.
Các vùng sản xuất tập trung đã giúp tăng năng suất và sản lượng. |
Trong khi chúng ta xuất khẩu được 6,7 triệu tấn gạo thì lại phải nhập khẩu tới 3 triệu tấn đậu tương và trên 1,5 triệu tấn ngô (phục vụ chăn nuôi). Chúng ta biết rằng muốn làm ra 1kg thịt về nguyên tắc phải cần tới 6-7kg ngũ cốc hay 3-4kg đậu tương. Dân số nước ta hiện nay là 90 triệu người. Dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu vào năm 2020 và 130 triệu vào năm 2050.
Hiện nay bình quân mỗi năm tăng thêm 1 triệu miệng ăn. Liệu có cách gì để đến năm 2050 phải làm ra được tới 80 triệu tấn lương thực? Chúng ta cần tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất trồng đang bị mất dần để phục vụ cho các mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nhẽ ra phải làm đường dẫn đến các vùng đất phi cấu tượng để xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, thì các tỉnh lại đua nhau để các nhà đầu tư lựa chọn toàn các bờ xôi ruộng mật ven các quốc lộ và tỉnh lộ.
GS Nguyễn Lân Dũng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.