Chống chịu hạn, sinh trưởng tốt
Công ty Mía đường Hà Trung, Thanh Hóa đã tiến hành thực nghiệm bón phân NPK đa yếu tố chuyên dụng (ĐYTCD) Văn Điển cho cây mía và khuyến cáo cho các hộ trồng mía sử dụng rộng rãi loại phân bón này. Kết quả thực nghiệm cho thấy, lượng phân N,P,K bón hợp lý (kg/ha) tương ứng đối với mía tơ là: N200: P115: K230 (tương đương: 500kg đạm ure, 690kg lân nung chảy Văn Điển, 460kg kali clorua) và mía gốc: N215: P130: K255 (470kg đạm urê, 780kg lân nung chảy, 510kg kali).
Công ty Mía đường Hà Trung, Thanh Hóa đã tiến hành thực nghiệm bón phân NPK đa yếu tố chuyên dụng (ĐYTCD) Văn Điển cho cây mía. Ảnh: I.T
Trên cơ sở lượng N, P, K hợp lý trên, phân ĐYTCD còn bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (Ca, Mg, SiO2, S) và phân phối dinh dưỡng theo yêu cầu của cây mía trong quá trình sinh trưởng bằng các phân ĐYTCD theo quy trình là rất phù hợp, tạo cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; năng suất mía đạt cao hơn rõ rệt so với công thức bón phân khác, đạt tương ứng với mía tơ và mía gốc đạt 100 tấn/ha (125,4-134,9 và 96,5-99,0 tấn/ha, chữ đường đạt rất cao 13 - 14), tăng hơn so với công thức bón của nông trường viên (làm tăng năng suất tương ứng đối với mía tơ và mía gốc là: 64 -83% và 22 -27%). Kết quả nêu trên cho thấy cần phải bón phân cân đối cho cây mía với đầy đủ các yếu tố đa, trung và vi lượng để đạt năng suất và hiệu quả phân bón cao.
Bón phân ĐYTCD cho mía theo quy trình tạo thu nhập cao hơn nhiều cho người trồng mía so với công thức bón phân thông thường, tăng tương ứng đối với mía tơ và mía gốc là: 63,8% và 22,1%. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng mạnh hệ số sử dụng của cây mía, hiệu suất phân bón và hiệu quả kinh tế (lãi thuần) cho người trồng mía do làm giảm mạnh chi phí mua phân bón (giảm tương ứng đối với mía tơ và mía gốc là: 1,5 triệu đồng/ha- 33,7% và 1,2 đồng/ha- 26,5%) mà năng suất mía vẫn đạt cao hơn nhiều.
Bón phân ĐYTCD cho mía còn đạt tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón khá cao (10,4 và 6,4), cao hơn nhiều so với công thức bón phân khoáng khác, đồng thời tạo khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất (phân bón và công bón phân, thuốc BVTV và công phun thuốc, không phải bón thêm vôi bột vì 1kg lân nung chảy có khả năng cải tạo độ chua tương đương 0,5 kg vôi bột) nên tạo khả năng đầu tư nhiều hơn trong sản xuất mía để đạt thu nhập và lợi nhuận cao hơn.
Bón phân Văn Điển có ảnh hưởng rõ rệt đến sự đẻ nhánh, vươn lóng, bộ rễ sinh trưởng khoẻ và ăn sâu tận dụng chất dinh dưỡng trong đất và làm cho mía cứng cây tăng khả năng chống đổ, tăng sức chống chịu với gió bão, chống chịu hạn úng cục bộ, chịu rét và nóng, bộ lá đứng có màu xanh vàng sáng với phiến to dày duy trì bền vững cho đến tận thu hoạch, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Khuyến cáo quy trình và kỹ thuật bón phân
Bón lót trước khi trồng hoặc sau khi đốn: 15 tấn phân hữu cơ + 600kg lân nung chảy Văn Điển + 1.500kg NPK 6.12.5 Văn Điển, rải đều xuống rãnh lấp đất dày 3cm rồi đặt hom theo hàng đơn, không đặt ngang luống, rải phân, đặt hom và tưới nước đẫm trước khi lấp đất.
Bón thúc: Sau trồng 4-6 tuần mía có 5-7 lá, chuẩn bị bước vào thời kỳ đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 1: 300-400kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp làm cỏ, xới xáo, phá váng, trồng giặm. Khoảng 8-9 tuần sau trồng khi mía kết thúc giai đoạn đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 2: 450-500kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp vun cao. Khi mía có từ 3-5 lóng tiến hành bón thúc đợt 3 từ 400 - 500kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp vun gốc cao 20-25cm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.