![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309576-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-1.jpg) |
Sông Nho Quế chảy qua hẻm địa chất Tu Sản cao 700m cắt đôi cao nguyên đá Đồng Văn - Vết cắt theo chuyện cổ có bởi trời thương con người quá nhọc nhằn |
"...Ngày xưa, ngày mà quả núi vẫn còn vẹn nguyên, nước chạy từ trên núi xuống bị ứ lại bên kia quả núi. Bên này chưa có dòng sông, đất đá nứt nẻ khô cằn, cây cối trơ trụi, mùa hè rang cháy cả ngọn gió đi qua.
Một hôm thần Sông nhờ thần Núi nằm dịch sang một bên để nước sông chảy qua tưới mát cho dãy núi khô hạn, Thần Núi giả vờ không nghe thấy cứ nằm ì một chỗ, thần Sông bèn tâu lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng lệnh cho thần Núi nằm dịch sang một bên.
Thần Núi giả vờ ngủ không nghe thấy lệnh của Ngọc Hoàng. Từ mùa đông đến mùa hè thần Núi vẫn ngủ, từ mùa hè đến mùa đông thần Núi vẫn ngủ...
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-2.jpg) |
Cả bản kéo nhau vác đá về giúp hàng xóm xây tường. |
Vào một đêm mưa gió, mưa to lắm, trời tối lắm, sấm sét thi nhau cắt màn đêm. Rồi một tiếng nổ làm rung chuyển cả đất trời, ánh sáng phát ra chói loà, màn đêm như bị băm nát thành nước. Thần Sét rút lưỡi gươm lên. Thần Núi vỡ ra làm đôi.
Dòng nước bị ứ lại lâu ngày xối qua ào ào. Nước chảy thành dòng lớn, thành sông, sông Nho Quế bây giờ. Nước đi đến đâu cây cỏ xanh tốt đến đấy, những sườn núi cháy khô, héo úa qua một đêm đã mướt xanh màu ngọc...".
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-5.jpg) |
Dòng sông là nơi sinh hoạt cộng đồng, chiều chiều chị em giặt giũ, hàn huyên. |
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-7.jpg) |
Cầu treo Tràng Hương 2, nối hai bờ Xín Cái và Giàng Chư Phìn. |
Trưởng thôn Lù A Khèn dịch câu chuyện cổ tích ra tiếng Kinh, đám trẻ nín khóc trong tiếng kể chuyện ngâm nga, đều đều của bà vợ ông. Bản Thuồng Luồng 2 của trưởng thôn Khèn gồm cả người Giáy và người Mông, nhiều đời nay chung sống với nhau. Dân bản cùng trồng chung một giống ngô, uống chung nước sông Nho Quế.
Vết chân người Giáy với người Mông cùng tạo nên bậc trên những đường mòn treo leo vách núi. Núi bên Xín Cái thì dài, núi bên Giàng Chư Phìn thì dốc, đường xuống sông lấy nước cùng xa hơn vào mùa cạn.
Vết xẻ đôi triền núi chính là hẻm Tu sản sâu hàng nghìn mét, sông vẫn cao hơn mực nước biển tới 1.500m. Lắm ghềnh đá thế nhưng chảy qua cầu Tràng Hương, sông lại êm đềm, quanh quanh men chân núi, chung lo cho cuộc sống của người Mông, người Giáy hai bờ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-3.jpg) |
Lũ trẻ bản Thuồng Luồng 2 trong giờ tập vẽ trên lớp |
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-6.jpg) |
Đứa con 2 tuổi của chị Hạng Thị Mỹ bám mẹ bên chiếc cối xay ngô |
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309577-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-4.jpg) |
Góc bếp đơn sơ nhưng ấm cúng của gia đình chị Nùng Thị Lái. |
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2011/images/2011-01-23/1436309578-baotet-10-11-nhoquedongsongcotich-8.jpg) |
Anh Hạng Mỹ Hùng đang vá lưới chờ mùa cá sinh sản trên sông. |
Phóng sự ảnh của Lê Hữu Thọ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.