Nhọc nhằn nghề trông người điên: “Bẩm thừa tướng” mới được việc

Thứ hai, ngày 10/09/2012 14:05 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nhận trông bệnh nhân này, Trung phải vớ bộ Tam Quốc đọc ngốn ngấu đoạn nào viết về Khổng Minh! Trước Trung đã có hai người bị bệnh nhân này bảo gia đình cắt hợp đồng vì... “bất kính” với thừa tướng.
Bình luận 0

Bất kỳ ở đâu cũng có người giàu, người nghèo, cách sinh hoạt của hai kiểu người này cũng khác nhau dù có bị bệnh tâm thần cũng vậy! Những gia đình khá giả không muốn con em mình chữa bệnh tâm thần tại viện như những người khác, họ thường ghê cái hỗn danh “trại điên”. Chính vì thế xung quanh Bệnh viện Thần kinh trung ương (Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) có một nghề khá đặc biệt: nghề trông người điên.

"Ta là thừa tướng"

Có khoảng chục bệnh nhân được gia đình thuê nhà xung quanh viện, gọi là điều trị ngoại trú cho oai, thực ra họ không muốn để thân nhân mang “bệnh điên” ở nhà. Cuối ngõ nhỏ trên đường Sài Đồng, phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, là dãy nhà cho bệnh nhân thuê.

Đứng ngoài cửa sổ ngó vào nhận ra ngay một bệnh nhân trạc 30 tuổi lực lưỡng, tóc cài hoa dâm bụt đỏ choét đang múa may, một vị khác đang ngồi ăn cơm, đeo kính cận, hẳn là người làm nghề “trông điên” mà tôi cần tìm. Nghề này mệt thật, đang ăn mà có vị múa may trước mặt thế kia chắc chẳng ngon lành gì...

img
"Hộ lý” Trung dâng cơm cho thừa tướng

Chờ ông cài hoa dâm bụt đỏ mở cửa ra ngoài, tôi bước vào thì người kính cận bất chợt ngước lên hỏi: “Ai? Đi đâu?”. “Tôi tìm bà Dung (chủ nhà - PV)”. Thấy anh ta có vẻ dễ mến tôi đánh bạo: “Anh tên gì ạ?”. Gỡ kính ra, bất giác anh ta chỉ thẳng mặt tôi: “Vô lễ! Ta là thừa tướng nước Thục, Khổng Minh Gia Cát Lượng. Ngươi vào nghe lệnh!”.

Đến mệt! Hết ông Gia Cát kính cận lại đến bà Lan thất tình. Bà chủ tên Dung gí tay vào trán cô bé: “Nó tên Vân, cũng làm nghề trông điên. Ranh con! Mày cứ nhại giọng bệnh nhân trêu người ta đi, có ngày cho mày vào nhà thương điên luôn!”. Rối rít tít mù! Chẳng biết ai là ai?

Thôi, nhầm to, ông này cũng là bệnh nhân. May quá tôi có đọc cuốn Tam Quốc nên nhận bừa là Triệu Tử Long nhận lệnh thừa tướng sang Đông Ngô đón Lưu Bị, để có cớ chuồn. Hú vía! Vừa bước ra sân lại gặp ông cài hoa dâm bụt lúc nãy, bây giờ thì trang phục khác hẳn: tay cầm kích nhựa, đầu đội mũ cắm lông chim.

Vẫn câu hỏi lúc nãy: “Đi đâu?”, gặp phải ông “quan tham mưu” như Gia Cát Lượng còn đỡ, gặp ông quan võ này không khéo chết đòn, tôi lại phải vận dụng: “Em là người do Gia Cát Vũ Hầu cử đi đón Lưu Bị”. Cũng may vừa lúc bà chủ nhà ra đến nơi: “Cháu là nhà báo sáng nay vừa điện hẹn cô hả?”. Ông “tướng võ” mà nhìn trang phục tôi đoán là Lã Bố bật cười sằng sặc: “Giời ạ! Tưởng anh là bệnh nhân mới?”.

Cũng lúc ấy một cô gái khoảng đôi tám lại bước ra cầm túi của tôi mà rấm rứt: “Anh ơi! Em cứ tưởng anh bị SIDA nên em mới bỏ anh, bây giờ em biết anh không sao rồi, anh tha lỗi cho em! Em Lan đây, anh Điệp ơi!”.

Đến mệt! Hết ông Gia Cát kính cận lại đến bà Lan thất tình. Bà chủ tên Dung gí tay vào trán cô bé: “Nó tên Vân, cũng làm nghề trông điên. Ranh con! Mày cứ nhại giọng bệnh nhân trêu người ta đi, có ngày cho mày vào nhà thương điên luôn!”. Rối rít tít mù! Chẳng biết ai là ai?

Nhạc nào cũng nhảy!

“Em tên Trung, quê Văn Giang, Hưng Yên, làm nghề này gần năm nay!”, ông “Lã Bố” trình bày nhân thân rồi than phiền: “Mệt lắm! Thằng này bệnh hoang tưởng, học giỏi lắm nhưng hình như học quá hóa điên. Lúc nào nó cũng tưởng là Gia Cát Lượng”.

Trước lúc đến đây, tôi được ông Ngô Hùng Lâm, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Thần kinh trung ương cho biết: “Bệnh nhân điều trị bên ngoài thuộc thể nhẹ, chủ yếu bị bệnh hoang tưởng, hiền lành, dễ chiều.

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Thần kinh Trung ương cho biết: “Bệnh nhân điều trị bên ngoài thuộc thể nhẹ, chủ yếu bị bệnh hoang tưởng, hiền lành, dễ chiều. Còn dạng nặng, đập phá, la hét thì buộc phải vào viện. Bệnh viện, đã có các phòng dịch vụ, những ai có điều kiện sẽ được phục vụ riêng. Nhưng dịch vụ hay không dịch vụ, đều được chăm sóc như nhau”.

Còn dạng nặng, đập phá, la hét thì buộc phải vào viện!”, nhưng đến đây mới thấy dạng thể nhẹ cũng “lởm khởm”. “Hôm nào ăn cơm cũng phải diễn trò Lã Bố hí Điêu Thuyền nó mới chịu ăn, lúc nãy mặc kiểu Điêu Thuyền, vừa ra nhà tắm thay bộ Lã Bố thì anh đến!”, Trung nói.

Mỗi lần đưa cơm, thay quần áo hay giục đi tắm, uống thuốc... Trung đều phải “bẩm thừa tướng” mới được việc! Nhiều lần, Trung phải kiếm xe lăn cho ông bệnh nhân ngồi lên rồi đẩy ra sân để ông ấy than một câu kinh điển của Gia Cát Vũ Hầu: “Từ nay ta không được ra trận đánh giặc nữa rồi! Cao xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi!”.

Nhận trông bệnh nhân này, sau một tháng, Trung phải vớ bộ Tam Quốc đọc ngốn ngấu đoạn nào viết về Khổng Minh! Trước Trung đã có hai người bị bệnh nhân này bảo gia đình cắt hợp đồng vì “bất kính” với thừa tướng, vì thế Trung phải biết về Khổng Minh để đáp ứng đúng yêu cầu, “nhạc nào cũng nhảy”, không thì mất việc.

Bệnh nhân của Vân, cô bé giả bệnh SIDA, đẹp ghê hồn. Vân bảo: “Trông hiền thế thôi nhưng lúc “giở trò” khổ lắm anh ạ! Cứ thấy giai là xán đến, khiếp lên được! Có lần bắt em đưa ra chợ Sài Đồng chơi, em vừa vào mua mớ rau ra đã thấy túm áo một chú đứng tuổi. Sợ người ta giận, em phải túm tay giằng ra, thế là thành giằng co, mấy bà ở chợ xúm lại bảo lại đánh ghen rồi. Có bà hàng thịt chỉ mặt Vân: “Con đĩ cướp chồng!”.

Mọi người không biết, cứ một “con đĩ”, hai “con đĩ”. Uất quá, Vân khóc hu hu. Rõ chuyện, bà hàng thịt cũng khóc: “Đừng giận cô, chồng cô bỏ theo gái nên cô ghét. Kiếm miếng ăn sao nhục thế con, hay ra phụ cô bán thịt”.

Cũng nhiều người bảo Vân như thế nhưng đã quen việc, quen người, bỏ không đành. Vân bảo: “Thương lắm! Lúc bình thường chị ấy quý em lắm, toàn xin người nhà cho em thêm tiền, chị em sống với nhau hơn năm nay, quen tính rồi, bỏ chị ấy đi, người khác không biết chiều, chị ấy trốn đi thì phải tội. Em thấy có mấy bệnh nhân tâm thần lang thang chuyển về đây, bụng chửa vượt mặt. Sao có thằng man rợ thế, mà chị ấy lại đẹp thế kia”.

Không chỉ Trung với Vân mà người nào làm nghề này cũng gặp những tình huống quái gở như người ta hay bảo: “Như là điên!”.

Kỳ sau: Nhọc nhằn nghề trông người điên: Giả điên giống... hơn thật

Theo Dòng Đời

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem