Đây là lần trở lại vòng chung kết World Cup đầu tiên của Peru sau 36 năm.
Theo Guardian, hành trình dài kỷ lục lên 64 giờ đồng hồ từ Peru đến xem các trận đấu bóng đá ở Nga không làm các cổ động viên nước này nản lòng. Nhiều người còn bán xe, nghỉ việc và làm mọi cách để có tấm vé vào sân xem World Cup.
“Có một người lo lắng rằng mình sẽ không mua được vé xem đội tuyển Peru đá. Anh ta tăng tới 24kg chỉ để mua vé cho người quá khổ, bởi loại vé này dễ mua hơn”, Guillermo Espinoza, một giáo viên dạy tiếng Anh ở Lima nói. “Bạn thậm chí còn có ghế đẹp nếu làm theo cách này”.
Có thể dễ dàng nhận thấy các cổ động viên Peru ở khắp nơi trên đường phố Nga, từ Moscow cho đến Saransk, nơi đội tuyển Peru thi đấu trận đấu đầu tiên gặp Đan Mạch.
“Một số người đến đây với chỉ 1.000 euro trong túi. Họ ăn bánh, ngủ ngoài đường và đi chuyến tàu kéo dài 32 giờ đồng hồ đến Ekaterinburg để xem đội tuyển quốc gia khác thi đấu, bởi chuyến đi này hoàn toàn miễn phí”, Espinoza nói.
Ước tính có 80.000 người dân Peru đến Nga xem World Cup.
“Nhiều người nghỉ việc vì họ còn được trả thêm tiền khi rời đi đâu đó trong một thời gian dài. Nhiều người khác làm đủ cách để có tiền sang Nga xem World Cup”.
Thông thường, đại đa số người dân Peru sẽ để dành tiền cho tình huống khẩn cấp, như y tế hoặc giáo dục. Nhưng đối với các cổ động viên, đến Nga xem đội tuyển Peru đá cũng là điều tương tự.
“Thời điểm Peru lọt vào vòng chung kết World Cup 1982, tôi mới chỉ 2 tuổi. Nên đây là cơ hội không thể tốt hơn đối với tôi”, Rodrigo Verastegui, người chơi trống ở sân vận động Peru nói. “Tôi đến đây với cha, mẹ, vợ và cả con trai 4 tuổi, bởi tôi không biết Peru còn cơ hội nào tham gia World Cup nữa hay không”.
Tuần này, FIFA tiết lộ rằng có 43.583 vé được bán ở Peru, đưa quốc gia này trở thành nước thứ 8 có số lượng cổ động viên đến Nga xem World Cup. Espinoza ước tính số lượng cổ động viên Peru có thể gấp đôi con số trên.
Rodrigo Verastegui mang theo con trai 4 tuổi, cùng vợ và bố mẹ đến Nga xem World Cup, "bởi không biết bao giờ Peru mới có thể tiếp tục góp mặt".
“Tôi nghĩ phải đến 80.000 người Peru đang ở đây xem World Cup. Bởi nhiều người không có hộ chiếu Peru, họ đến từ các quốc gia châu Âu. Nhiều người rời Peru ra nước ngoài sinh sống trong giai đoạn năm 1980 vì tình hình an ninh và kinh tế bất ổn”.
“Chúng tôi rất thất vọng khi những kỳ World Cup trôi qua mà Peru không lọt tới vòng đấu cuối cùng. Vậy nên đây là cơ hội lịch sử. Tôi đã bán chiếc Mustang GT để chứng kiến khoảnh khắc có thể là duy nhất trong đời này”.
Một thách thức khác đối với các cổ động viên Peru là họ phải kiềm chế cảm xúc. “Phải đến 50% trong số chúng tôi sẽ bật khóc khi nghe quốc ca Peru vang lên ở World Cup”, Espinoza nói.
“Tôi có một người bạn lo lắng về điều đó, bởi anh ta bị bệnh tim. Vợ của anh ta đã sẵn sàng hỗ trợ y tế cho chồng nếu có chuyện gì bất trắc xảy ra”.
Trận bóng đá trong khuôn khổ vòng loại World Cup được coi là “giọt nước tràn ly” khiến hai quốc gia Nam Mỹ quyết ăn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.