Những điều kỳ thú về Internet Triều Tiên

Thứ bảy, ngày 10/01/2015 15:00 PM (GMT+7)
Cùng lướt qua những điểm thú vị về việc sử dụng internet tại Triều Tiên khi nước này cáo buộc Mỹ cắt mạng lần thứ ba để “trả đũa vụ tin tặc tấn công hãng Sony”.
Bình luận 0

Mới đây, Triều Tiên đã buộc tội Mỹ “rút phích cắm” internet và 3G lần thứ ba trong vòng một tuần dưới bối cảnh hai nước này đang diễn ra cuộc đối đầu liên quan đến vụ hãng Sony bị tin tặc tấn công.

Nhưng những đòn trả đũa đối với đất nước bí ẩn đã khiến các nước phương Tây đặt ra câu hỏi liệu người dân và các dịch vụ ở Triều Tiên có bị ảnh hưởng gì không. Câu trả lời là không nhiều.

Tại đây, rất ít người được kết nối internet vì Triều Tiêncó chế độ kiểm soát chặt chẽ các tác động từ bên ngoài để tránh những tác động bất lợi. Tờ MailOnline của Anh đã điểm sơ qua những điểm thú vị về thế giới công nghệ của Triều Tiên trong suốt năm năm từ 2008 đến 2013.

img

Trong bức hình được chụp vào năm 2010 này, các quan chức cấm mọi người mở tấm màn che trên máy tính

img

Các lãnh đạo luôn luôn để mắt đến nhân viên khi họ đang làm việc.

img

Một số công ty sử dụng internet,tuy nhiên các nhân viên đều dùng chung một thư điện tử (ảnh trái). Trên đây là hình một cô gái Triều Tiên (ảnh phải) xin phép sử dụng iPad của người chụp ảnh.

Các chuyên gia an ninh cho rằng cơ sở hạ tầng internet của Triều Tiên rất yếu đến nỗi dân nghiệp dư, hoặc một trục trặc đơn giản cũng có thể làm tê liệt hệ thống.

Hầu hết dân thường tại Triều Tiên không thể truy cập internet và cả nước chỉ có 1.000 địa chỉ IP, tuy nhiên chúng chỉ dành cho những nhân vật cấp cao, quân đội, một số trường đại học, thư viện.

Trong khi đó Hàn Quốc có 112.000 và Mỹ có 1,5 tỉ địa chỉ IP. Ông Ofer Gayer, một nhà nghiên cứu bảo mật của tập đoàn Incapsula Inc. ở Californiacho hay: “Một khu phố lớn ở London và New York cũng có thể có nhiều địa chỉ IP hơn cả đất nước Triều Tiên”.

img

Có thể xem công nghệ từ các tài liệu tuyên truyền như các tấm áp phích trong trường (ảnh trái). 20.000 bạn trẻ Triều Tiên ngồi đối diện với khán giả trong một trò chơi đại chúng và nhấn các nút màu đề tạo thành hiệu ứng hình ảnh.

Có khoảng một triệu máy tính ở Triều Tiên và những người sở hữu máy tính đều phải đăng ký. Máy tính có thể được dùng tại các viện giáo dục và các viện thuộc nhà nước – nhưng hầu hết đều thiếu kết nối với mạng lưới toàn cầu.

Bạn có thể nghe radio, xem tivi nhưng chỉ được xem các chương trình quốc gia vì bộ phận dò sóng cũng thường xuyên bị khóa ở địa phương. Theo ông Michael Grothaus, một lập trình viên cấp cao tại Co.Labs, Triều Tiên đã tự phát triển một hệ điều hành gọi là Sao Đỏ với các ứng dụng bao gồm OpenOffice, trò chơi và các ứng dụng cơ bản nhất. Đầu thập niên 2000, Bình Nhưỡng đã đổi hệ điều hành sử dụng Windows thành một hệ thống tương tự Mac OS.

img

Khi ông Lafforgue hỏi cô gái đang làm gì với máy tính, cô ngồi xuống và bắt đầu đánh máy, tuy nhiên không hề có điện.

img

Công dân sử dụng máy tính tại Đại học tập đường Nhân dân, Bình Nhưỡng vào năm 2010.

img

Người đàn ông sử dụng máy tính này được xem là “Google sống”.

Hệ điều hành Sao Đỏ xuất hiện với một tập tin gồm các mẫu hình nền được nhà nước cho phép, trong đó có hình ảnh một vùng quê Triều Tiên phủ đầy tuyết với vài khẩu pháo binh nằm rải rác xuyên qua các tán lá.

Mặc dù người dân ít được truy cập internet nhưng họ vẫn được truy cập mạng nội bộ Kwangmyong (có nghĩa là Sao sáng)–một hệ thống nội bộ cô lập với thế giới bên ngoài.Tuy nhiên người sử dụng hệ thống bị các cấp có thẩm quyền kiểm soát và mặc dù các hướng dẫn viên có bảo với khách nước ngoài rằng đó là internet đi chăng nữa thì họ cũng không thể kết nối với bất kỳ trang web nước ngoài nào.

img

Hình ảnh được xử lý qua photoshop này mô tả miền nông thôn của Triều Tiên.

img

Bình Nhưỡng sáng đèn về đêm mặc dù thường xuyên bị thiếu điện và bị cắt điện luân phiên.

img

Tên của các nhà lãnh đạo được tự động mã hóa và lớn hơn 20% so với các dòng chữ khác trong trang.

Dịch vụ này tuy miễn phí nhưng dưới 10% dân số được sử dụng. Theo Co. Labs, ước tính có từ 1.000 đến 5.000 trang web trên mạng nội bộ, mặc dù hầu hết các nội dung đều là chương trình tuyên truyền, tài liệu tham khảo và giáo dục cũng như các tài liệu lưu trữ.Việc mã hóa cũng có nghĩa là mỗi khi tên các nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện, chúng sẽ được thể hiện lớn hơn 20% so với các dòng chữ khác trong trang.

Trang web cũng được xem là một cách tuyệt vời để khuyến khích tư tưởng của người dân Triều Tiên. Trang web kcna.kp là nguồn thông tin chính truyền bá chủ yếu về các hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong Un ra thế giới bên ngoài.

Mặc dù một số công ty có sử dụng thư điện tử, nhưng các nhân viên chỉ sử dụng chung một thư bởi vậy không hề có sự riêng tư nào. Các chuyên gia cho hay hơn hai triệu người sử dụng điện thoại di động nhưng hầu hết đều không được kết nối internet hoặc không được thực hiện các cuộc gọi ra nước ngoài.

img

Tại phòng máy tính nội bộ tại Đại học tập đường Nhân dân, Bình Nhưỡng, Triều Tiên, Công dân được truy cập vào mạng nội bộ của đất nước và họ có thể xem những tài liệu giáo dục được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Mỹ Phương (Theo DailyMail)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem