Tục mừng tuổi vào dịp Tết Nguyên đán là tập tục đã có từ rất lâu ở các nước châu Á. Vào ngày Tết, mọi người thường trao nhau những khoản tiền nho nhỏ, bỏ vào phong bì màu đỏ, in hoa văn rất đẹp, ý nghĩa tượng trưng cho may mắn, tài lộc, tốt lành.
Tuy vậy, rất ít người biết rằng, mừng tuổi đúng cách, mới có thể mang đến phúc lộc, vận lành cho cả người mừng và người được mừng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, khi mừng tuổi cần chú ý điều gì.
Tiền mừng tuổi nên dùng số lượng tiền liên quan đến số 8 hoặc số 6 (Ảnh minh họa)
- Mừng tuổi cho cha mẹ, người lớn tuổi: Cần chú ý số tiền mừng phải tăng theo từng năm, tăng ít hay tăng nhiều đều được, miễn là tăng. Bởi mừng tuổi cho cha mẹ, người lớn tuổi là chúc họ khỏe mạnh, sống lâu, viên mãn, vì vậy năm này cao hơn năm trước sẽ tốt hơn.
- Mừng tuổi cho trẻ con, người kém tuổi, số tiền phải đồng nhất, không nên mừng hơn, mừng kém khác nhau. Điều này sẽ tránh được sự so sánh, bì tị của trẻ con, gây tranh cãi ngay đầu năm mới.
- Số tiền mừng tuổi cho trẻ con nhất định không được lớn hơn tiền mừng tuổi cho cha mẹ, người lớn. Đây là sự tôn trọng, lễ phép.
- Tiền mừng tuổi tránh liên quan đến số 4, nên dùng số lượng tiền liên quan đến số 8, ý nghĩa cát tường như ý hoặc số 6, ý nghĩa làm gì cũng lộc lá, thuận lợi.
- Mừng tuổi nên dùng tiền mới, ý nghĩa người mừng năm mới sẽ có nhiều nguồn thu mới, phú quý, giàu có hơn.
- Phong bao lì xì nên chọn những loại có in câu chúc phù hợp với từng đối tượng, không nên qua loa, đại khái, khiến người nhận mất hứng.
- Không nên dùng bao lì xì của năm cũ. Năm nào dùng bao lì xì của năm đó.
- Tuyệt đối không chủ động đòi tiền mừng tuổi, như vậy rất không lễ phép.
- Sau khi nhận được tiền mừng tuổi nên đáp lễ người mừng bằng những câu cảm ơn, chúc phúc.
- Không nên mở luôn phong bao lì xì để ngó xem có bao nhiêu tiền mừng tuổi. Sau khi về nhà, muốn xem thế nào, đếm ra sao cũng được.
Tết là kỳ nghỉ dài của con trẻ, là dịp đoàn viên của cả gia đình… nhưng lại là những ngày tất bật vùi đầu vào...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.