Những điều mắt thấy, tai nghe, tự tay sờ trên cánh đồng Nhật Bản

Đỗ Văn Luân- Hội Nông dân tỉnh Gia Lai Thứ sáu, ngày 04/05/2018 08:58 AM (GMT+7)
Chúng tôi đã được ông dẫn đi xem cơ sở sản xuất nông nghiệp như trang trại trồng rau công nghệ cao, chăn nuôi gà lấy trứng, trồng cam, quýt…  ngay tại tỉnh Chiba. Sau những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ trên cánh đồng của Nhật Bản.
Bình luận 0

img

Tác giả đi thăm ruộng dâu tây của nông dân Nhật Bản ở tỉnh Chiba.

Từ ngày 12-17/4/2018 tôi được Báo Nông thôn ngày nay mời đi Nhật Bản nghiên cứu, học kinh nghiệm của nông dân Nhật Bản làm nông nghiệp.

Tại tỉnh Chiba (được gọi là cái dạ dày của đất nước Nhật Bản), đoàn chúng tôi được gặp ông Nguyễn Hùng Lâm, người con Việt Nam đã có 38 năm sinh sống trên đất nước Nhật Bản, là một doanh nhân thành đạt gia đình ông có cửa hàng trồng bán hoa, rau, gốm sứ Việt Nam, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi đã được ông dẫn đi xem cơ sở sản xuất nông nghiệp như trang trại trồng rau công nghệ cao, chăn nuôi gà lấy trứng, trồng cam, quýt…  ngay tại tỉnh Chiba. Sau những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ trên cánh đồng của Nhật Bản, tôi tự rút ra:

Thứ nhất, người nông dân thường truyền nhau câu nói có ĐẤT và có TÂM, cách cải tạo đất của nông dân Nhật Bản, cánh đồng của nông thôn tại tỉnh Chiba, không lớn cũng bờ vùng, bờ thửa như dáng dấp nông thôn Việt Nam, nhỏ nhỏ, xinh xinh, nhưng thẳng lô theo lô vài chục mét chiều rộng, hơn trăm mét chiều ngang, giúp cho việc điều thoát nước phù hợp. Khi làm xong bờ vùng, họ bắt đầu hốt đất cũ đất nền khoảng 40cm, (vì người Nhật có cơ quan nghiên cứu tác động của độ sâu rễ cây khoảng 40 cm).

Nông dân cải tạo đất bằng phương pháp, trộn lá cây với đất, phân bò, đào hố sâu, ủ trong vòng ba năm. Trong khi ủ đất với hỗn hợp, lá cây, như rơm, cỏ phải đậy kín, không cho nước thâm nhập, sau ba năm mới đào lên, trở đất đã ủ với hỗn hợp trải xuống nơi mình cần trồng cây, sau khoảng 10 năm lại thay đất khác.

img

Thứ hai, bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu cho cây, cũng sử dụng phân bón nhưng đúng theo quy trình, và xét nghiệm đất thiếu chất gì thì bổ sung vi lượng đó. Thuốc trừ sâu sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, không làm hại thiên địch.

Thứ ba, kiên trì bảo vệ môi trường và màu xanh luôn quan tâm giữ cây xanh, không chặt, đường giao nông thôn đi đến từng cánh đồng là đường bê tông xi măng và đường nhựa, ngay trong mảnh ruộng nhà mình có một bụi tre nhỏ, bụi trúc, hồ nước nhỏ nhưng vẫn giữ, các nhà xây cất ở nông thôn rất đẹp nhưng hàng rào là cây màu xanh, có chút đất họ cũng trồng cây. Đi đến đâu cũng thấy rừng cây, màu xanh ngút, ngàn, các loại động vật như heo rừng, chim quạ, cò, thỏ sống  trong rừng, trung quanh bên những ruộng cà rốt, củ cải…. nhưng họ có cách phòng chống thú rừng là dùng điện giăng xung quanh ruộng, bằng tấm phin mặt trời nhỏ, với một bình tích điện và khi tối rời khỏi ruộng thì mắc vào để hệ thống điện năng lượng mặt trời ngăn thú phá, tuyệt nhiên không có hiện tượng săn bắt thú hoang dã, luật pháp Nhật Bản phạt rất nặng khi ai vi phạm săn bắt thú hoang dã trái phép.

img

Thứ tư, tính tự giác và tính kỷ luật của người Nhật Bản được giáo dục, rèn luyện tự nhỏ, tính tự lập, kiên trì, trách nhiệm với chính bản thân mình và đất nước, hình như người Nhật khi làm việc gì họ cũng đều thiết kế một quy trình nghiêm ngặt và tuân thủ quy trình, khi được giao làm việc gì, dù nhỏ đến lớn thì chỉ chuyên tâm làm công việc đó (không quan tâm đến trung quanh) tập trung cho hoàn thành, ra sản phẩm cuối cùng được xã hội chấp nhận. Khi trồng cây gì thì họ nghiên cứu kỹ về cây đó, họ chăm sóc theo quy trình riêng của họ, sáng ra họ hát, mở nhạc, vỗ về cây, tưới nước, và họ giới thiệu sản phẩm của họ nên bán với giá rất cao. Bởi vậy cho nên có nông dân kiên trì lai tạo trồng táo sau nhiều lần thất bại và sau 10 năm để ra quả táo, khi bán đến 1 triệu đô cho những người ca sĩ, hay thương gia.

Thứ năm, đất nước sạch không thấy rác từ nông thôn, đến thành thị, phát hiện người vứt rác không đúng quy định bị phạt rất nặng. Thùng đựng rác được trang bị từ nông thôn đến đô thị, người dân thực hiện phân loại rác ngay từ đầu với 4 ngăn, 01 ngăn bỏ chai lọ thủy tinh, 01 ngăn bỏ nhựa, (ngay chai nhựa khi sử dụng xong bỏ vào thùng rác, thì nút phải vặn nắp chai ra bỏ vào ngăn riêng), 01 ngăn bỏ rác như giấy, rau, lá… và 01 ngăn bỏ sắt như vỏ long bia, nước ngọt. Vào  thăm nhà nông dân đúng là sạch nhà, sạch đường, sạch phố, về nước sinh hoạt gia đình thải ra quy định mỗi gia đình phải mua một bể đựng nước thải sinh hoạt được chôn sâu, có chế phẩm sinh học bỏ vào để sử lý khi đủ tiêu chuẩn nước sạch mới xả vào môi trường chung. Đến thăm nuôi cơ sở chăn nuôi 2.500 con gà, không thấy mùi hôi từ phân gà, hỏi ra mới biết là phân gà được thu gom ngay tại chuồng và sấy khô, đưa vào ủ, nước rửa chuồng đều đưa ra bể sử lý đạt tiêu chuẩn mới đưa nước hòa nhập vào hồ chung. Công trình vệ sinh cho người làm nông nghiệp được lắp đặt ngay tại từng lô ruộng, có nước rội, không có hiện tượng như ở ta gặp đâu đi vệ sinh ở đấy.

img

Thứ sáu, không có hiện tượng sử dụng bia rượu, hút thuốc lá tràn lan, quan sát thấy ngay ở nông thôn giữa cánh đồng có nơi dành riêng cho người hút thuốc, việc uống bia rượu đối với người nông dân không được uống trong giờ làm việc, chỉ vào buổi tối thấy nông dân vào quán bia, rượu, nhưng với dung lượng từng người, không thấy hiện tượng mời ép nhau, không ồn ào.

Thứ bảy, bữa ăn của người Nhật, thường có 06 món cho mỗi người khẩu phần ăn ít cơm, các món rau, đậu khuôn, đồ ăn sống cá (sushi), sữa chua và trái cây, (mỗi người có một phần riêng trong khi ăn, không rọn theo mâm như người Việt). Người Nhật (là đất nước sản xuất bột ngọt nhưng người Nhật không sử dụng bột ngọt), nước mắm.

Mấy điều rút ra tôi xin mạnh dạn cùng trao đổi để bà con nông dân chúng ta cùng nhau suy nghĩ có thể áp dụng vào đời sống, và chúng ta sẽ tiến kịp nước Nhật trong tương lai. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem