Thực tế đau lòng này đang diễn ra ở rất nhiều vùng nông thôn Ấn Độ. Phía sau sự đê hèn của một người đàn ông là những mảnh đời khốn cùng không lối thoát…
Những vụ bán vợ được thực hiện qua một hợp đồng thảo bằng tay do người chồng và người mua cùng bàn luận và viết sẵn. Thông thường, người mua là những chủ nợ, những người đàn ông giàu có, song tuổi đã cao. Phụ nữ càng đẹp, thì giá người chồng đưa ra càng cao và dễ được người mua chấp thuận. Việc mua bán được hợp thức hóa bằng một hợp đồng hôn nhân. Theo đó, khi người "chồng" mới chán người phụ nữ, họ có quyền bán cô ấy cho người khác nữa.
Bán vợ lấy tiền uống rượu
Ở tuổi 42, Medula Rajender sống ở làng Malyala tại bang Chandurthi, miền bắc Ấn Độ là một tay bợm nhậu có tiếng. Không chỉ bợm nhậu, Medula còn là một tay “khát” nhậu vì hắn ta thường xuyên không có tiền để mua đồ uống. Nhiều lần, Medula đã bằng các cách khác nhau như vay mượn, mua chịu hoặc bán vật dụng trong nhà để đi mua rượu. Khi không còn thứ gì để bán, Medula bắt đầu nghĩ đến cô vợ Ammayi mới 36 tuổi của mình.
Ngày 12.10.2012, sau một cữ nhậu chưa tới bến, qua lời môi giới của dân nghiện ngập, Medula đã tìm đến một doanh nhân bậc trung với nguyện vọng bán cô vợ để đổi lấy một khoản tiền. Sau khi hai bên đã “thuận mua, vừa bán”, sáng ngày 13.10, Del đưa vợ đến một trạm xe buýt.
Tại đây, trước khi lên xe, Del buộc phải nói sự thật với vợ mình rằng, cô chính thức được gả bán cho một người đàn ông khác với giá chỉ 6.000 rupee. Del mua hai chiếc vé xe buýt với ý định sẽ cùng lên xe tiễn vợ một đoạn đường.
Tuy nhiên, sau vài phút bị sốc khi biết bộ mặt thật về chồng, Ammayi lựa lúc gã chồng sơ hở đã bỏ trốn xuống xe và chạy thục mạng về một ngôi làng gần đó, nơi có người thân của cô đang sinh sống. Sau 20 năm chung sống, vợ của Larkin Del không bao giờ tưởng tượng được rằng, chồng mình lại có thể làm điều đó với cô. Khi người thân của cô biết được chuyện này, họ đã giúp cô liên lạc với người con trai năm nay 18 tuổi. Chàng thanh niên đã nhờ cảnh sát giải cứu cho mẹ mình.
“Tôi đã bán vợ tôi!”
|
Medula Rajender và vợ sau khi bị cảnh sát thẩm vấn |
Cả thân hình khô cong như cạn kiệt sức sống của anh nông dân Hariprasad, 44 tuổi, như đổ sập xuống khi bóng dáng của người vợ từng chung sống gần 10 năm, bị một người đàn ông khác dẫn đi khuất sau con đường mù mịt trước nhà. Chị Kunti, 23 tuổi, vợ của Hariprasad là một trong rất nhiều nạn nhân của kiếp nạn mất mùa trắng tay và ngập ngụa trong nợ nần của nông dân Ấn Độ.
Khi những cơn gió mùa không đem mưa từ Ấn Độ Dương ghé thăm những cánh đồng trồng ngũ cốc của nông dân Ấn Độ, mùa thu hoạch đến với họ chỉ là những cánh đồng khô cằn trơ đất cứng. Mùa màng thất bát, sản lượng giảm đẩy nông dân vào cảnh nợ nần chồng chất. Sangeeta, vợ của một nông dân từ vùng Bundelkhand, nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán đã bị chồng bán cho một nhà thổ trong một tháng với giá 2.500 rupee (50USD) để trả nợ.
Cùng cảnh ngộ với gia đình Sangeeta, là Kalicharan, 40 tuổi, ở quận Jhansi thuộc Uttar Pradesh. Anh này đã vay 70USD của một chủ nợ ở làng bên cạnh để mua một chiếc máy bơm nước hồi năm 2001 khi những đợt hạn hán tồi tệ nhất bắt đầu xảy ra. Sau 5 năm liên tiếp mất mùa, Kaicharan không có gì để trả nợ cùng với những khoản tiền lãi cứ thế đội lên.
Người chủ nợ của Kaicharan ập thẳng vào nhà, kéo lê người vợ và 3 đứa con của anh đi để… siết nợ mặc dù cả hai vợ chồng anh van nài khẩn thiết trong tiếng khóc thét của những đứa trẻ. Kaicharan như xé ruột, nhưng vẫn phải chấp nhận sự thật tàn nhẫn rằng anh chẳng còn gì để bán, ngoài vợ, con.
Còn đối với anh nông dân Hariprasad, cuộc đời anh là một câu chuyện bi thương mà khi anh rao bán người vợ của mình, người làng vốn quen với những trường hợp bán vợ cũng không khỏi chậc lưỡi chê bai đầy tiếc rẻ. Hariprasad là một nông dân nghèo nhưng bù lại, anh sở hữu vẻ đẹp chắc chắn, rắn rỏi của một người lao động cơ bắp.
Cái nghèo đã khiến Hariprasad dù đẹp trai nhưng vẫn ế vợ cho đến tuổi gần 40. Rồi một cô gái có tên là Kunti, nổi tiếng về nhan sắc trong vùng, lại còn đang rất trẻ đã đồng ý lấy anh nông dân “già” làm chồng và tình nguyện cùng anh chung lưng đấu cật trên những cánh đồng trồng bắp. Cuộc sống của họ cứ êm ả trôi đi trong sự đủ sống và những ánh mắt vừa thông cảm, vừa ganh tị với niềm hạnh phúc của Hariprasad.
Khi những đợt hạn hán kéo dài bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ rồi trở nên tồi tệ nhất vào năm 2001, tổ ấm của Hariprasad bắt đầu lung lay mỗi khi đến mùa thu hoạch. Gia đình anh có tổng cộng 3 mảnh ruộng trồng bắp. Ngoài chi phí mua phân bón, hạt giống và máy móc để trồng, mỗi vụ mùa bình thường, anh Hariprasad thu về gần 20.000 rupees.
Tuy nhiên, khi hạn hán đến, những cánh đồng không đủ nước đã khiến sản lượng giảm sút nghiêm trọng. Không có tiền để trang trải các chi phí sản xuất, cộng với mất mùa, rớt giá… đã đẩy Hariprasad đến tình thế “chúa Chổm”. Nợ chồng lên nợ và cuối cùng, tài sản quý giá nhất mà Hariprasad còn lại là người vợ sở hữu nhan sắc trời cho. Hariprasad quyết định bán vợ với giá 10.000 rupee để trả nợ và khi “tiền đã trao, vợ đã bán”, anh ta mới thốt nên những lời cay đắng: “Tôi, chính tôi đã bán vợ mình!”.
Phụ nữ bị bán thường mù chữTrong hầu hết các trường hợp này, phụ nữ thường mù chữ và không thể đọc được điều gì viết trên hợp đồng. Có những người chồng “chân thành” thì nói rõ sự thật cho vợ. Để giúp chồng thoát nợ, người vợ đành tình nguyện bán thân. Tuy nhiên, cũng có những người chồng im ỉm thỏa thuận với người mua và người vợ không hề biết bản hợp đồng đã ghi những gì.
Bán vợ là hiện tượng phổ biến
Tờ Thời báo Ấn Độ cho rằng, trên thực tế, những người đàn ông bán vợ như Larkin Del không phải là hiếm. Những người giàu có bỏ tiền ra mua một cô vợ xinh xắn, sau một thời gian đã “chán chê”, bán lại những cô vợ này cũng đang là hiện tượng phổ biến. Giá của một cô vợ được bán trao tay phụ thuộc rất nhiều vào nhan sắc của người đó và dao động từ 4.000 - 12.000 rupee.
Theo Dòng Đời
Vui lòng nhập nội dung bình luận.