Những giai nhân tuyệt sắc của điện ảnh cách mạng Việt Nam

Ngô Hương Thảo Thứ ba, ngày 27/04/2021 17:05 PM (GMT+7)
Vẻ đẹp mộc mạc, không chút son phấn và kĩ xảo của những nữ minh tinh điện ảnh Việt một thời khiến nhiều khán giả lưu luyến.
Bình luận 0

NSND Trà Giang

Cái tên Trà Giang đã trở thành huyền thoại của điện ảnh cách mạng Việt Nam với những bộ phim như  Chị Tư Hậu (năm 1962), Lửa rừng ( năm 1966), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (năm 1972)...

Những giai nhân tuyệt sắc của điện ảnh cách mạng Việt Nam - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Trà Giang thời trẻ.

Trà Giang đã 3 lần đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc tại: Liên hoan phim (LHP) Moskva (1973); LHP Việt Nam lần IV (1977); LHP Việt Nam lần thứ VIII (1988). Năm 1984, Trà Giang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ Nhân dân” (đợt I).

Về già, bà dành nhiều đam mê cho hội họa.

Về già, bà dành nhiều đam mê cho hội họa.

Từ những năm 1990, nghệ sĩ Trà Giang ít tham gia vào lĩnh vực điện ảnh. Bà dành nhiều thời gian cho hội họa.

NSƯT Lê Vân

NSƯT Lê Vân sinh năm 1958 tại Hà Nội, có cha mẹ là hai nghệ sĩ kịch nói có tiếng của Việt Nam là Trần Tiến và Lê Mai. Hai em gái của Lê Vân cũng đều hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và là những nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Lê Khanh và nghệ sĩ múa Lê Vy.

Nghệ sĩ Lê Vân trong "Bao giờ cho đến tháng Mười"

Nghệ sĩ Lê Vân trong "Bao giờ cho đến tháng Mười"

Không chỉ là biểu tượng nhan sắc của điện ảnh Việt, Lê Vân còn khiến nhiều thế hệ khán giả "ám ảnh" bởi sự hóa thân xuất sắc vào vai Duyên trong bộ phim điện ảnh "Bao giờ cho đến tháng Mười". Năm 2008, CNN bình chọn đây là một trong những bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại. 

Nghệ sĩ Lê Vân ở tuổi trung niên.

Nghệ sĩ Lê Vân ở tuổi trung niên.

Sau bộ phim này, Lê Vân còn tham gia vào nhiều tác phẩm ấn tượng khác như: "Chị Dậu", "Đêm hội Long Trì", "Thương nhớ đồng quê"...

NSND Như Quỳnh

NSND Như Quỳnh (sinh năm 1954), tên thật Nguyễn Như Quỳnh. Bà là con gái của hai nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Tiêu Lang và Kim Xuân. Thời thơ ấu, bà dự định sẽ theo nghiệp cha mẹ, song cuối cùng lại bén duyên với sự nghiệp điện ảnh.

Nghệ sĩ Như Quỳnh trong phim "Đến hẹn lại lên".

Nghệ sĩ Như Quỳnh trong phim "Đến hẹn lại lên".

Như Quỳnh tốt nghiệp ngành diễn viên năm 1971 tại trường Sân khấu Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) với vai Kiều.Hai năm sau, Như Quỳnh tham gia bộ phim đầu tiên - Bài ca ra trận. Với vai cô Nết trong phim Đến hẹn lại lên (1974), Như Quỳnh đoạt Giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 (1975).

Ở tuổi 70 tuổi, NSND Như Quỳnh không chỉ khiến khán giả ngưỡng mộ với sự nghiệp điện ảnh đồ sộ mà còn bởi tổ ấm hạnh phúc, viên mãn.

Vẻ đẹp quý phái ở tuổi trung niên của nghệ sĩ Như Quỳnh.

Vẻ đẹp quý phái ở tuổi trung niên của nghệ sĩ Như Quỳnh.

NSƯT Đức Hoàn

Diễn viên Đức Hoàn sinh năm năm 1937 tại Hà Nội. Năm 12 tuổi, bà đã rời gia đình để tham gia cách mạng. Sau đó, bà đi học sư phạm ở Trung Quốc, trở về nước bà xung phong đi bộ đội, gia nhập binh chủng pháo binh.

Những giai nhân tuyệt sắc của điện ảnh cách mạng Việt Nam - Ảnh 7.

Nghệ sĩ Đức Hoàn trong phim "Vợ chồng A Phủ"

Vẻ đẹp vừa hoang dã, vừa sắc sảo của Đức Hoàn đã được một nhà quay phim phát hiện. Ông khuyên bà đi theo sự nghiệp điện ảnh. Sau khi đi học tại Liên Xô về, Đức Hoàn có vai diễn đầu tiên: Mỵ trong Vợ chồng A Phủ (1961). Đây cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp diễn xuất của bà.

Từ năm 1967 đến 1972, bà theo học lớp đạo diễn điện ảnh Đại học quốc gia Moskva. Sau khi về nước, bà làm đạo diễn, biên kịch cho nhiều bộ phim như Từ một cánh rừng, Hà Nội mùa chim làm tổ, Tình yêu và khoảng cách, Đời mưa gió, Ám ảnh, Khách ở quê ra, Chuyện tình bên dòng sông... Nghệ sĩ Đức Hoàn qua đời vào năm 2003 tại Hà Nội ở tuổi 66.

NSƯT Thanh Loan

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Loan sinh ngày 21/1/1951 tại Thủ đô Hà Nội trong gia đình đông con, không ai làm nghệ thuật. Con đường đến với điện ảnh với chị là một cơ duyên sau khi chị tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Quân đội và trở thành diễn viên Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. 

Nghệ sĩ Thanh Loan trong "Biệt động Sài Gòn".

Nghệ sĩ Thanh Loan trong "Biệt động Sài Gòn".

Thanh Loan từng đóng khoảng chục bộ phim, trong đó, nổi bật là các vai Riêng trong “Người về đồng cói”, Lê trong “Bài ca ra trận”, Mai trong “Phương án ba bông hồng”...Thế nhưng, vai diễn khiến bà ghi dấu ấn lớn nhất trong lòng khán giả chính là ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn". Đây là bộ phim màu nhiều tập đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, cũng là bộ phim đình đám bậc nhất của điện ảnh cách mạng cuối thập niên 80.

Ở tuổi

Ở tuổi trung niên, nghệ sĩ Thanh Loan vẫn sở hữu vẻ đẹp quý phái, sang trọng.

Rời đoàn văn công quân đội, Thanh Loan chuyển công tác sang làm phát thanh viên của Truyền hình Quân đội - Công an; Phó Giám đốc Điện ảnh Công an; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem