Những hiểu lầm về chuyển hóa làm tăng hoặc giảm cân

Pháp Luật TPHCM Thứ tư, ngày 17/12/2014 06:30 AM (GMT+7)
Rất thường gặp những câu nói như “Vì tôi hấp thụ thức ăn quá tốt nên dễ tăng cân”. Chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm nạp vào thường được coi là nguyên nhân chính cho việc tăng cân. Nhưng có những điều về chuyển hóa năng lượng thật sự không chính xác.
Bình luận 0

1. Người gầy có mức chuyển hóa năng lượng cao hơn

Vài người có khả năng ăn bất cứ thứ gì mà không bị tăng cân. Người ta thường nghĩ rằng do mức độ chuyển hóa năng lượng của họ quá nhanh. Nhưng dù chuyển hóa thực sự có liên hệ với cỡ người, cũng không phải theo cách mọi người thường nghĩ. 

Theo Tiến sỹ Yoni Freedhoff của trường Đại học Ottawa, những người gầy có mức chuyển hóa hầu như là chậm hơn bình thường, vì thế họ không thể đốt cháy năng lượng khi đang nghỉ ngơi. Năng lượng khó chuyển hóa thành cân nặng, dẫn đến việc họ khó tăng cân hơn người thường.

Nhưng ngoài cân nặng, cơ bắp cũng có ảnh hưởng to lớn đối với lượng calo mà mỗi người đốt cháy hàng ngày. So sánh 2 người có cùng cân nặng, người có lượng cơ bắp lớn hơn chuyển hóa nhanh hơn. Đây là lý do nên gắn liền việc ăn kiêng với tập thể dục.

2. Bỏ bữa có thể khiến chuyển hóa chậm lại

Bạn thường nghĩ rằng việc bỏ bữa chính và chỉ ăn nhẹ trong ngày có thể giúp giảm cân? Thật ra, việc một người ăn ở mức độ thường xuyên ra sao không mấy ảnh hưởng đến sự chuyển hóa. Việc ăn nhiều bữa thường có tác dụng kiềm chế sự thèm ăn, chống đói, giúp mọi người có thể khống chế lượng thực phẩm nạp vào.

img

 

Không nên bỏ bữa vì sẽ có lúc bạn ăn bù với số lượng nhiều hơn. Hình minh họa 

Với người bình thường, điều quan trọng phải chú ý là số lượng và chất lượng thực phẩm ta tiêu thụ. Dù bạn ăn cơm chứa 2000 calo trong 1 bữa hay chia ra cả ngày, nó vẫn có tác dụng tương tự. Thay vì thế, bạn nên chọn thực phẩm chất lượng để ăn trong những quãng thời gian phù hợp với bạn.

3. Chuyển hóa nghĩa là đốt cháy calo

Nhiều người nghĩ rằng chuyển hóa là cách đốt cháy calo của con người. Nhưng thật ra, nó gồm 2 phần. Catabolism, hay còn gọi là phá vỡ liên kết hóa học để tạo ra năng lượng, là quá trình được biết nhiều nhất. 

Tuy nhiên, còn có anabolism, quá trình tích tụ năng lượng để sử dụng sau này, tạo ra những chất như carbohydrates và chất béo. Một quá trình chuyển hóa là sự cân bằng của 2 quá trình này.

4. Bạn không thể điều khiển quá trình chuyển hóa

Khi tăng cân, bạn rất dễ dàng đổ lỗi cho sự chuyển hóa của cơ thể, cho đó là cơ địa không thể tránh. Tuy nhiên, mỗi người đều có khả năng điều khiển sự chuyển hóa của mình.

Như đã nói trên, trọng lượng cơ bắp ảnh hưởng rất lớn đến chuyển hóa. Một cách để thúc đẩy chuyển hóa là xây dựng cơ bắp thông qua tập luyện. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện những điều sau:

img

 

Những người thiếu ngủ kém khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và dễ đói. Hình minh họa

 - Ngủ nhiều hơn: Lượng giờ ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái và năng suất làm việc, mà còn ảnh hưởng đến chuyển hóa. Những người thiếu ngủ kém khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và dễ đói.

- Uống nước: Uống nước có thể giúp bạn đốt cháy thêm một lượng calo trong ngày. Đây là một quá trình gọi là thermogenesis, cơ thể buộc phải đốt cháy calo để làm ấm khi uống nước. Ngoài ra uống nước còn giúp điều chỉnh sự trao đổi chất toàn thân.

- Ăn đủ lượng protein: Các món ăn kiêng (đặc biệt là protein) có ảnh hưởng rõ rệt đối với chuyển hóa. Những người nạp vào lượng protein phù hợp có mức chuyển hóa năng lượng mà không cần phải hoạt động cao hơn.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem