Dưới đây là những vụ “cắm sừng” hoàng đế nổi tiếng nhất:
Tần Trang Tương Vương - Tử Sở
Vì mưu đồ tính toán, Lã Bất Vi đã dâng nàng Triệu Cơ đang mang thai cho Tử Sở. Đứa con Triệu Cơ sinh ra chính là Doanh Chính. Sau này Tử Sở đăng cơ vương vị, Triệu Cơ được thành vương hậu. Doanh Chính được lập làm thái tử. Lã Bất Vi thành thừa tướng đương triều. Tần Trang Tương Vương qua đời khi còn rất trẻ. Thái tử còn quá nhỏ. Triệu Cơ thành thái hậu buông rèm dự triều. Triệu Cơ và Lã Bất Vi nối lại tình xưa tư tình với nhau, cắm sừng Tần Trang Vương.
Thái tổ Nhà Thanh - bị cắm sừng vì quá già
Vị vua đầu tiên của nhà Thanh vốn có một mối quan hệ hết sức phức tạp với người vợ A Ba Hợi của mình, phần nhiều vì chênh lệch tuổi tác. Năm 12 tuổi thì A Ba Hợi được gả về với Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi đó đã ngoài 60. Mối quan tâm duy nhất của Thanh Thái tổ chỉ là có thật nhiều con cháu để kế thừa cơ nghiệp trong khi tuyệt thế giai nhân A Ba Hợi lại mong muốn nhiều hơn thế.
Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi dần nảy ra ý định tìm tới một người khác trẻ trung và phù hợp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tính mạng của chính mình, bà đã quyết định chọn “người tình” chính là những người con của chồng khi ngay cả người con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng đã hơn bà tới 7 tuổi. Tuy nhiên, việc ngoại tình với vị hoàng tử cả Đại Thiện và vị con thứ tư Hoàng Thái Cực cũng nhanh chóng bị người vợ khác phát hiện và nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích không lâu sau đó.
Ảnh minh họa.
Dù không trừng phạt người vợ trẻ lăng loàn của mình ngay lúc đó, song Thanh Thái tổ đã có những tính toán hết sức sâu sa về việc chia sẻ quyền lực sau khi mình qua đời dành cho vợ và các con. A Ba Hợi đã bị bốn vị thân vương con chồng ép phải thắt cổ tự vẫn để đảm bảo quyền lực cho bản thân.
Lương Nguyên Đế - bị cắm sừng vì quá "xấu trai"
Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch vốn được biết tới là một vị vua hết sức am hiểu thi ca, âm luật, viết chữ đẹp song lại có ngoại hình không được ưa nhìn cho lắm với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, vợ cả của ông Từ Chiêu Bội được biết tới là một mỹ nữ sắc nước hương trời, được rất nhiều đàn ông thèm muốn. Cuộc sống hôn nhân của cả hai người vốn chẳng hề mặn nồng, đặc biệt là trong đời sống tình dục.
Dung mạo không được tuấn tú của vị vua nhà Lương luôn khiến Từ Chiêu Bội cảm thấy bất mãn và vì thế bà luôn chỉ trang điểm một nửa khuôn mặt của mình mỗi lần gặp ông. Sau khi bị Tiêu Dịch xa lánh, vị nương nương này bắt đầu tìm tới người tình đầu tiên là một hòa thượng phong lưu có tên là Trí Viễn ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu.
Tuy nhiên, việc liên tục phải tìm cách ra khỏi cung để tìm tới chùa Dao Quang dần tỏ ra bất tiện và Từ Chiêu Bội bắt đầu chuyển sang để ý tới vị đại thần khác trong triều là Ký Quý Giang, một con người có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú. Cả hai thường gặp nhau lén lút mỗi dịp Quý Giang được mời vào cung. Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn hẹn hò với một thi nhân đương thời nổi tiếng khác là Hạ Huy. Vốn đã bị nhà vua ghẻ lạnh từ lâu, thậm chí người phụ nữ còn công khai đi lại với “người tình” trước mắt bàn dân thiên hạ.
Những việc làm của Từ Chiêu Bội càng ngày càng khiến Tiêu Dịch tức giận và ông đã mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn. Sự trả thù của vị vua nhà Lương còn tiếp tục với việc trả xác người phụ nữ này về nhà bố mẹ đẻ. Tiếp đó, ông còn tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội để toàn dân thiên hạ được biết.
Tùy Văn đế Dương Kiên
Dương Kiên là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Trong 25 năm trị vì của mình, ông là một vị hoàng đế tốt nhưng đến cuối đời khi mắc trọng bệnh, ông mới phát hiện ra một điều đáng đau lòng: đó là đứa con thứ hai của ông, Dương Quảng, đã thông dâm với người vợ mà ông hết mực yêu quý là Tống Hoa phu nhân.
Khi biết chuyện, Tùy Văn đế đã viết chiếu phế Dương Quảng. Đứa con trai này biết được liền giả chiếu chỉ vào cung giết chết Tùy Văn đế và ngang nhiên chiếm ngôi. Tùy Văn đế đã bị chính con trai và vợ của mình cắm một cái sừng xanh lè lên đầu và chết trong đau đớn.
Đường Cao tổ Lý Uyên
Lý Uyên là vị vua khai quốc của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Nếu xét về quan hệ huyết thống thì Lý Uyên là anh em họ với Dương Quảng nhưng lại có tư tình với hai người vợ của Dương Quảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Lý Uyên hạ quyết tâm chống lại Dương Quảng và lập ra nhà Đường, trở thành vị hoàng đế sáng lập nhà Đường.
Nhưng về sau chính hai người vợ mà Lý Uyên cướp được của Dương Quảng lại tư thông với thái tử Kiến Thành. Thật đúng là cười người hôm trước hôm sau người cười. Lý Uyên cắm sừng cho Dương Quảng, còn thái tử Kiến Thành lại cắm sừng cho Lý Uyên.
Đường Huyền tông Lý Long Cơ
Ông còn được gọi là Đường Minh Hoàng, người Tông trị vì lâu nhất trong các vị hoàng đế nhà Đường, được xem là người đưa nhà Đường đến đỉnh cao về văn hóa và quyền lực. Tuy là một vị vua tài giỏi nhưng Đường ông cũng không tránh được thói hoang dâm. Ngoài vô số phụ nữ trong và ngoài cung, vợ mình lẫn vợ người, ông còn thông dâm với phi tần của cha là Dương thị, cướp cả vợ của con trai mình là Dương Ngọc Hoàn.
Nhưng rồi cái sừng mà ông cắm lên đầu cha đẻ lẫn con trai cuối cùng cũng được cắm lên đầu ông bởi người đàn bà ông sủng ái nhất. Dương Quý phi đã phản bội ông khi tư thông với An Lộc Sơn.
Thu Hà (Khoevadep)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.