Những mái tóc bạc trắng trong phiên tòa “đại án” ngành đăng kiểm

Chinh Hoàng - Xuân Huy Thứ sáu, ngày 19/07/2024 08:46 AM (GMT+7)
Khác hẳn với thời điểm bị bắt, các bị cáo trong phiên sơ thẩm vụ “đại án” Cục Đăng kiểm tóc đã bạc trắng sau những tháng bị tạm giam…
Bình luận 0
Những mái tóc bạc trắng trong phiên tòa “đại án” ngành Đăng kiểm- Ảnh 1.

Bị cáo Đặng Việt Hà (SN 1972, quê quán Hà Nội, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam), mái tóc bạc phơ sau thời gian bị tạm giam. Ảnh: Xuân Huy

Sáng 19/7, TAND TP.HCM tiếp tục diễn ra  phiên sơ thẩm xét xử vụ đại án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, TP.HCM và các tỉnh thành khác, HĐXX vẫn đang thực hiện phần khai nhân thân của các bị cáo tại tòa. Trước đó ngày 18/7, TAND TP.HCM đã thẩm vấn xong nhân thân của 210 bị cáo.

Trong vụ án, bị cáo Đặng Việt Hà (SN 1972, quê Hà Nội, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) là bị cáo đầu tiên khai nhân thân. Bị cáo Đặng Việt Hà bị tạm giữ tại Nhà tạm giữ Công an quận 12 từ ngày 11/1/2023.

Bị cáo Đặng Việt Hà bị Viện KSND TP.HCM cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi "nhận hối lộ" với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, VKS xác định cá nhân bị cáo Hà hưởng lợi số tiền 8,5 tỷ đồng.

Những mái tóc bạc trắng trong phiên tòa “đại án” ngành Đăng kiểm- Ảnh 2.

Nhiều bị cáo trong vụ án đăng kiểm mái tóc bạc sau thời gian bị tạm giam. Ảnh: Chinh Hoàng

Bên cạnh đó, bị cáo Đặng Việt Hà còn được xác định tham dự phiên toà với tư cách bị hại trong vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan bị cáo Nguyễn Văn Chung. 

Theo cáo trạng, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa.

Hành vi phạm tội "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Giả mạo trong công tác", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật", "Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác", diễn ra tại các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, các chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, đến Phòng kiểm định xe cơ giới, Phòng tàu sông và cao nhất là Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Những mái tóc bạc trắng trong phiên tòa “đại án” ngành Đăng kiểm- Ảnh 3.

Những bị cáo tại phiên toà trước ống kính các phóng viên. Ảnh: Chinh Hoàng

Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam), nhiều bị can là Trưởng phòng, Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm là những người có trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết, kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác được phân công đảm nhiệm.

Các bị can được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn đối với phương tiện cơ giới và phương tiện thủ nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.


Những mái tóc bạc trắng trong phiên tòa “đại án” ngành Đăng kiểm- Ảnh 4.

Một số bị cáo trong đại án đăng kiểm sau thời gian bị tạm giam tóc bạc trắng. Ảnh: Chinh Hoàng

Bị can Trần Kỳ Hình phát hiện có sai phạm, tiêu cực xảy ra tại các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm, nhưng không chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động Trung tâm Đăng kiểm, nhận tiền của lãnh đạo các phòng về việc các đăng kiểm sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hồi lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trần Kỳ Hình lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tầu không đủ điều kiện cấp theo quy định, tạo điều kiện cho các cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của các Chi cục Đăng kiểm và uy tín của Cục Đăng kiểm Việt Nam, làm giảm hiệu lực công tác quản lý nhà nước liên quan hoạt động đăng kiểm thủy nội địa.

Khi Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, Đặng Việt Hà được bổ nhiệm làm Cục trưởng, không những không chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi tiêu cực, sai phạm xảy ra trong Cục Đăng kiểm và các Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm, mà còn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới là các lãnh đạo phòng, trung tâm đăng kiểm phải nâng mức hưởng lợi của cá nhân Hà đối với số tiền tiêu cực, hối lộ mà cán bộ Phòng kiểm định xe cơ giới, các Trung tâm Đăng kiểm nhận được cho Hà phải là cao nhất. 

Bị can Đặng Việt Hà chỉ đạo các Trung tâm Đăng kiểm khối V phải tính tiền nộp cho Hà căn cứ vào số lượng phương tiện vào đăng kiểm tại mỗi trung tâm. Từ chủ trương, yêu cầu, chỉ đạo của Hà, lãnh đạo phòng VAR, Giám đốc các Trung tâm Đăng kiểm khối V đã triển khai. Do đó, Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ ngày 1/8/2021 đến 30/9/2022 hơn 31,1 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem