Những ngôi nhà trong hang động đẹp lạ, chẳng thiếu thứ gì

Như Nguyệt (tổng hợp) Thứ hai, ngày 18/01/2016 11:34 AM (GMT+7)
Chán cuộc sống bon chen chật chội nơi thành phố, nhiều người lại muốn trở về như thời nguyên thủy, sống trong những hang núi đá giữa chốn rừng thiêng.
Bình luận 0

Tuy nhiên, những căn nhà trong hang đá thời nay hiện đại, xa hoa và đầy đủ tiện nghi gấp nhiều lần sơ với thời tiền sử. Những ngôi nhà hang động không chỉ có kiến trúc độc đáo mà còn rất tiết kiệm năng lượng. Bức tường đá tự nhiên tự động điều chỉnh nhiệt độ quanh năm, và nhiều hang động còn có nguồn nước ngọt tự nhiên chảy qua, tạo thành một con suối thiên nhiên ngay trong ngôi nhà. Cùng tham quan những ngôi nhà trong hang núi trên khắp thế giới.

Chulo Canyon Cave House

Đây là một ngôi nhà ở núi Mule thuộc  Bisbee, bang Arizona (Mỹ). Tổng diện tích của ngôi nhà này lên đến 37 hecta. Lòng nhà diện tích 300m2, có một nhà bếp cao cấp, khu vực ăn uống Morrocan với đèn chùm sang trọng, phòng khách, không gian tập yoga và 3 phòng ngủ “đông ấm hạ mát” trong lòng núi. Bên ngoài ngôi nhà còn có một hồ bơi tự nhiên, một nhà khách và một vườn rau.

img

Cave Palace Ranch

Cave Palace Ranch ở tiểu bang Utah (Mỹ) được xây dựng phía bên trong một hang đá tự nhiên màu đỏ, diện tích hơn 110 hecta. Bốn hốc tường nội thất được thay đổi đẹp mắt. Nhà có một phòng khách, một phòng ăn, hai phòng ngủ và một gác xép để ngủ.

Toàn bộ mạng lưới điện của ngôi nhà được sản xuất từ một hệ thống các tấm pin mặt trời. Mặt tiền cửa sổ phía trước tràn ngập ánh sáng, trong nhà có một giếng ngầm cung cấp nước sạch cho cả nhà.

img

img

Sleeper Cave House

Nằm trong một mỏ đá sa thạch rộng 17.000 mét vuông ở Festus, Missouri là nơi sinh sống của anh William "Curt" Sleeper, vợ Deborah và ba đứa con. Diện tích ngôi nhà rộng như vậy nhưng chỉ thiết kế 3 phòng ngủ.

Mục tiêu của anh Sleeper là xây dựng một ngôi nhà sinh thái thân thiện. Nhiệt độ trong nhà hoàn toàn được điều chỉnh tự nhiên bởi vách đá. Anh Sleeper còn làm 1 hệ thống hút ẩm trong nhà để tránh không khí ẩm thấp, lượng nước lọc ra từ không khí dùng để tưới rau và nuôi gà.

img

img

Những ngôi nhà ở Coober Pedy

Nằm trong một sa mạc nắng thiêu đốt ở miền Nam Australia, thị trấn nhỏ Coober Pedy thường được gọi là Capital Opal của thế giới, vì  khu vực này là nguồn gốc của 80% của những viên đá quý lấp lánh.

Khoảng một nửa dân số của Coober Pedy vẫn sống trong những ngôi nhà hang động. Ở đây, thậm chí nhà thờ, nhà nghỉ hay viện bảo tàng đều được xây dưới lòng đất. Nhiều người tận dụng các không gian ngầm của các mỏ hiện có, để cải tạo thành nhà. Những ngôi nhà "hầm trú ẩn" có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc xây nhà trên đất. Điểm này đã tạo nên nét đặc trưng cho thị trấn Coober Pedy.

img

img

Ngôi nhà hang của Angelo Mastropietro

Mới đây, một trong những hang động cổ xưa nhất tại vùng Wyre Forest, Worcestershire, Mỹ đã được anh Angelo Mastropietro cải tạo thành một ngôi nhà vô cùng hiện đại và xa hoa.

Ngôi nhà bốn phòng ngủ này tuy nằm trong hang đá nhưng trang bị đầy đủ tiện nghi từ wifi, nước nóng, lò sưởi ngầm cho đến tủ bếp Aga cùng vòi sen phun sương vô cùng đắt đỏ. Mastropietro cũng cho lắp đặt những cửa kính lớn cùng với cửa sổ viền gỗ sồi để đón ánh sáng từ bên ngoài tràn vào hang động.

img

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem