Nụ vị giác nhạy cảm
Mốt số trẻ được sinh ra với nhiều nụ vị giác trên bề mặt lưỡi. Điều này khiến cho trẻ siêu nhạy cảm với hương vị và có thể không chịu ăn khi đồ ăn không có mùi hấp dẫn. Theo các nghiên cứu, có hàng ngàn nụ vị giác nằm trên bề mặt lưỡi. Những nụ vị giác này tham gia vào việc xác định vị của đồ ăn. Nụ vị giác sẽ cảm nhận mùi vị và chuyển tín hiệu về não.
Con không tập trung
Tình trạng này xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc xem các video trên điện thoại di động. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự thèm ăn, không tập trung khi ăn. Khi trẻ mải mê xem tivi, video sẽ không để ý đến thức ăn trong miệng, mắt tập trung xem dẫn đến giảm tiết axit dạ dày.
Nhu động ruột không đều
Nếu con bạn gặp vấn đề ở nhu động ruột sẽ khiến bé chán ăn, lười ăn. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và ruột của trẻ thường không được cha mẹ để ý. Vì vậy, phụ huynh chú ý giúp nhu động ruột hoạt động ổn định sẽ giúp cảm giác thèm ăn trở lại với con.
Quá nhiều lựa chọn
Nếu bạn đang cho con ăn nhiều loại thực phẩm và có quá nhiều món ăn, trẻ có thể không chịu ăn. Bạn nên xây dựng thực đơn biết kết hợp giữa các món ăn một cách hợp lý.
Các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật
Nếu con bạn mới hồi phục sau khi bị ốm, vị giác của trẻ sẽ cảm nhận thức ăn không ngon miệng. Trong trường hợp như vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần để trẻ có thời gian phục hồi hoàn toàn và vị giác trở lại bình thường. Không ít cha mẹ thấy con ăn ít, lười ăn sau khi bị ốm có thể sẽ sốt ruột và ép con phải ăn, đây là hành động phản khoa học và có tác động tiêu cực tới con.
Không thích một dạng đồ ăn nhất định
Đây là điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại là vấn đề với nhiều trẻ. Có rất nhiều đứa trẻ không chịu ăn một dạng đồ ăn trong nhiều ngày khiến các bà mẹ cố gắng để tìm lý do đằng sau. Ví dụ, con bạn thích ăn cơm mềm, người chế biến cần đảm bảo nấu cơm mềm cho trẻ. Nếu bạn tôn trọng sự lựa chọn của con chắc chắn trẻ sẽ ăn và không làm bạn thất vọng.
Mẹo sau sẽ giúp các bà mẹ giảm “đau đầu” vì chuyện ăn uống của trẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.