Những quả cầu đá được phát hiện vào cuối thế kỷ 19, nhưng không có một báo cáo khoa học nào về chúng cho đến những năm 1930, công ty United Fruit trong khi đang dọn dẹp rừng ở Costa Rica để trồng chuối thì họ phát hiện ra có khoảng 300 quả cầu với nhiều kích cỡ khác nhau. Được biết, trọng lượng lớn nhất của quả cầu đá này lên tới 16 tấn, đường kính 8 feet. Nhờ các lớp trầm tích dày đã giúp chúng giữ nguyên hình dạng ban đầu.
Vào năm 2014, UNESCO đã xếp các quả cầu vào danh sách Di sản thế giới và gọi chúng là những vật thể kỳ diệu. Các hình cầu nổi bật khiến các nhà nghiên cứu và khách du lịch càng tò mò hơn về nguồn gốc của chúng. Ai làm ra và chúng có từ bao giờ?
Nhà khảo cổ học John Hoopes nói với trang Science Daily: "Những vật thể này có thể xuất hiện vào khoảng năm 600 sau công nguyên, nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn. Rất có thể chúng đã tồn tại hàng ngàn năm trước đó mà vẫn không bị hao mòn hay bị hư hại".
Nhiều người cho rằng những người tạo ra những khối cầu bằng đá granit này sống trong một xã hội riêng biệt thuộc nền văn hóa của Mỹ Latinh. Một nơi bị kẹp giữa quốc gia Mesoamerican ở phía bắc và người Andean ở phía nam, Costa Rica. Đó có thể là vùng đất Chibchan, nơi nổi tiếng với việc sản xuất đồ trang sức bằng vàng, ngọc, gốm sứ...Một số ý kiến khác lại nói rằng những quả cầu đá này là tượng đài đại diện cho tâm linh hoặc tôn giáo.
Người ta biết nhiều hơn về người Maya, người Inca và người Aztec ở miền Nam và Trung Mỹ hơn là người Chibchan. Những nhà khoa học vẫn chưa lý giải được lý do vì sao người Chibchan lại xây dựng các quả cầu đá.
Tất cả những gì mà các nhà khoa học biết là khu vực người Chibchan đã bị tàn phá bởi sự xuất hiện của người Tây Ban Nha. Sau đợt càn quét này, những quả cầu bị trôi dạt đi khắp nơi và lưu truyền qua hàng ngàn năm.
Vì vậy, tất cả những câu chuyện kể về những quả cầu đá đều do mọi người tự suy đoán. Mặc dù đã có nhiều cuộc nghiên cứu diễn ra nhưng vẫn chưa có được câu trả lời chính xác nhất về nguồn gốc của chúng.
Mỗi ngày hàng trăm khách du lịch và tín đồ kéo nhau đến quỳ lạy, thờ cúng một tảng đá có tên là Levitating, ở Shivapur.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.