1. Tự thêm hoặc bớt liều lượng thuốc
Việc tùy tiện thay đổi liều dùng thuốc sẽ khiến bên trong cơ thể xảy ra nhiều biến động. Các loại biến động này bản thân bạn có thể không cảm nhận được nhưng thực chất lại âm thầm tổn thương nặng đến chức năng cũng như kết cấu của mạch máu và các khí quan khác.
Những cách uống thuốc tùy tiện như vậy không những làm lỡ thời gian trị bệnh mà còn dẫn đến những hậu quả tai hại như làm bệnh biến chuyển nặng thêm, ngộ độc dược phẩm…
2. Không uống theo thời gian cố định
Thời gian uống thuốc rất quan trọng để thuốc phát huy tác dụng tối đa. Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã uống vào những giờ cố định giữa các ngày. Ví dụ, nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng hôm trước thì không nên uống liều tương ứng vào buổi tối ngày hôm sau.
3. Nghiền, bẻ nhỏ thuốc
Đây là sai lầm thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng.
4. Trộn thuốc uống cùng lúc
Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe hoặc chất mới đó có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc. Ngoài ra, có những loại thuốc gây ra các phản ứng nguy hiểm hơn như tim đập nhanh, tăng huyết áp, thậm chí sốc thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua thuốc.
5. Uống thuốc với sữa, trà, cafe…
Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại. Ngoài ra, các loại nước hoa quả, trà, cafe hay rượu đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộc độc tai hại. Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm.
6. Nằm uống thuốc
Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích
ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.
7. Vận động ngay sau khi uống thuốc
Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
8. Hút thuốc
Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, bạn sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả tối đa khi uống thuốc. Thuốc lá có nhiều tác động xấu đến thành phần thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc. Hãy tạm thời ngừng hút khi bạn đang theo một chế độ phải sử dụng thuốc.
9. Chỉ uống theo hướng dẫn sử dụng
Mặc dù những thông tin được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được kiểm duyệt bởi những người có chuyên môn, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn có thể tự ý uống theo hướng dẫn trong bao bì mà không cần đi bệnh viện.
Tình trạng bệnh lý và cơ thể của mỗi người là không giống nhau. Do đó chỉ khi đi khám và được bác sĩ kê đơn, bạn mới có thể có được đơn thuốc cũng như cách dùng phù hợp nhất với thể trạng của mình.
Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có gần 8 người chết...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.