Ngày 3.12.1984, một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.
Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.
Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.
Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.
Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.
Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.
Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.
Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.
Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.
9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.
Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.