Sau đó, lăng mộ Vua Thành Thái và vua con là Duy Tân lần lượt được xây dựng tại đây. Tại An Lăng còn có hơn 160 mộ của vợ, em các Vua Thành Thái, Duy Tân và các hoàng thân, ông hoàng, bà chúa thuộc đệ tứ chánh hệ Nguyễn Phước tộc.
Giàu giá trị lịch sử là vậy, nhưng An Lăng đang ngày càng hoang phế.
Điện Long Ân - một trong những công trình quan trọng nhất của An Lăng đã xuống cấp nặng. Mái ngói lưu ly mục vỡ, nước tuôn vào Điện xối xả mỗi khi trời mưa.
3 án thờ của các Vua Dục Đức và vợ (ở giữa), Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải) thường phải "tắm" nước mưa. Nhà Huỳnh Ốc (nơi đặt đồ thờ cúng) đang đứng trước nguy cơ đổ sập bất kỳ lúc nào. Hầu hết phần gỗ của nhà này đã mục ruỗng, phải chống sập bằng những thanh gỗ chằng chịt. Ngói lưu ly trên nhà cũng mục hầu hết, nhiều chỗ được "vá" bằng những tấm tôn gỉ sét.
Không chỉ xuống cấp, An Lăng còn bị lấn chiếm không thương tiếc. Khoảng 100 hộ dân đã và đang lấn chiếm đất của An Lăng để xây dựng nhà cửa. "Mỗi năm họ lấn một ít, khiến đất di tích ngày càng "teo" lại nhưng chẳng thấy ai xử lý, ngược lại đất lấn chiếm còn được cấp sổ đỏ"- bà Trần Thị Ngọt, cháu dâu của Vua Thành Thái cho biết.
An Sơn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.