“Nóng” Đại hội cổ đông Eximbank: Cổ đông chất vấn tư cách chủ toạ ông Cao Xuân Ninh

Quốc Hải Thứ sáu, ngày 21/06/2019 11:02 AM (GMT+7)
Ngay khi đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Eximbank vừa bắt đầu, một cổ đông đại diện cho 70 triệu cổ phiếu đã đứng lên chất vấn quyền “chủ tọa” của ông Cao Xuân Ninh, Chủ tịch HĐQT ngân hàng này liệu có hợp lệ?…
Bình luận 0

Theo dự kiến, lúc 8h sáng nay, đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Eximbank (Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, HoSE: EIB) sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, phải đến 9h20 phút, đại hội mới chính thức diễn ra và thông qua đại biểu tham dự với tống số 206 cổ đông, đại diện cho 1.154.310.881 cổ phần (tỷ lệ 93,89%).

img

Chủ tọa đoàn Eximbank sáng 21/6 (Ảnh: Quốc Hải)

9h20, ông Cao Xuân Ninh, Chủ tịch HĐQT Eximbank, được mời chủ trì đại hội. Sau đó, ông Ninh mới ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng Giám đốc Eximbank, tham gia điều hành đại hội.

Tuy nhiên, ngay khi vừa bắt đầu, một cổ đông đại diện cho 70 triệu cổ phiếu, đã đứng lên ý kiến đề nghị xem xét tư cách chủ trì đại hội của ông Cao Xuân Ninh.

Ông Ninh đề nghị bộ phận pháp chế giải thích những thắc mắc này cho cổ đông.

Tuy nhiên, cổ đông tên Đặng Anh Mai đã có ý kiến phản bác và khẳng định “Không thừa nhận Nghị quyết 231 (231/2019/EIB/NQ-HĐQT - Nghị quyết số 231 của HĐQT Eximbank về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112 (Nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú, Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank)”

“Việc thừa nhận các nghị quyết nêu trên có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông vì các nghị quyết này không đúng với quy định của pháp luật và điều lệ Eximbank”, ông Mai nói.

Một cổ đông đại diện cho 41 triệu cổ phiếu EIB cho biết, không có thời gian để nghe tính đúng sai của các nghị quyết.

“Các ông bà nếu thấy các nghị quyết này đúng sai ở đâu thì có thể kiện ra tòa, còn lại thì mong đại hội vẫn diễn ra theo đúng chương trình đã gửi cho cổ đông”, đại diện này chia sẻ.

Một cổ đông đại diện cho nhà đầu tư Nhật là SMBC (sở hữu 15% vốn của Eximbank) đứng lên chất vấn. Tuy nhiên, ông Cao Xuân Ninh lập tức cắt ngang và đề nghị bộ phận phiên dịch để tránh việc cổ đông này nói lớn gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh.

Theo đại diện SMBC, đề nghị Eximbank tuân thủ theo đúng pháp luật Việt Nam. Trong quá trình diễn ra các tranh chấp tại Eximbank, SMBC đã nhiều lần gửi văn bản không đồng ý với các Nghị quyết của HĐQT nhưng không được xem xét giải quyết. Tại đại hội lần này, SMBC cũng muốn nêu lên ý kiến của mình.

img

Đại diện cổ đông Eximbank ý kiến tại đại hội (Ảnh: Quốc Hải)

Liên quan đến các thắc mắc của cổ đông, ông Cao Xuân Ninh đã lên tiếng giải thích. Theo ông Ninh, trong cuộc họp HĐQT ngày hôm qua (20/6), có 8 thành viên cùng tham gia đánh giá tính hợp pháp của Nghị quyết 231 và 6/8 thành viên đồng ý Nghị quyết 231 là hợp pháp, 1 thành viên từ SMBC cho rằng ông không được quyền bỏ phiếu thông qua hay không thông qua nhưng ông vẫn công nhận Nghị quyết 231, còn 1 đại diện thì không có ý kiến. Do vậy, chúng tôi cho rằng Nghị quyết 231 là hợp lệ và do vậy tôi có quyền chủ tọa đoàn tại đại hội này.

“Tôi khẳng định, tôi hoàn toàn hợp pháp giữ chức Chủ tịch HĐQT. Trước đây cũng có cổ đông kiện lên tòa về tính hợp lệ của Nghị quyết 231 nhưng tòa đã bác đơn kiện này”, ông Cao Xuân Ninh nói.

Đại hội sau đó tiếp tục diễn ra được khoảng 10 phút thì phía cổ đông tiếp tục ý kiến. Lúc này, ông Cao Xuân Ninh đề nghị cổ đông nào có ý kiến thì ra ngoài, Eximbank sẽ bố trí phòng riêng và những cán bộ Eximbank “tận tâm” để lắng nghe ý kiến cổ đông, còn không ý kiến ở đại hội nữa để chúng tôi tiến hành đại hội theo đúng chương trình đã gửi cổ đông.

Tuy nhiên, một cổ đông khá lớn tuổi phản ứng: “Tại sao ý kiến của cổ đông lại phải ra phòng riêng mà ý kiến? Tại sao không ý kiến ở đại hội cho mọi cổ đông được rõ?”.

Giải thích thắc mắc này, ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng Giám đốc Eximbank, cho rằng, chúng ta nên để toàn án giải quyết về Nghị quyết 231, còn bây giờ hảy tôn trọng các cổ đông khác để đại hội được tiếp tục tiến hành.

Một cổ đông đại diện cho 61 triệu cổ phiếu EIB lại hỏi: “Tại sao giấy ủy quyền chỉ cần điền thông tin, nhưng tại sao trong giấy ủy quyền lần này lại có yếu cầu phải có mộc đỏ?”.

Trả lời vấn đề này, đại diện chủ tọa đoàn giải thích, qua các kỳ đại hội, quá trình phát giấy mời, một số giấy tờ bị pho to lại để trộn lẫn nên rất khó kiểm soát, gây rối tại đại hội nên kỳ này chúng tôi phải có quy định này.

10h15, đại hội xin ý kiến thông qua quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2019. Tuy nhiên, chỉ có 39,85% cổ đông đồng ý, còn lại có tới 55,09% cổ đông không đồng ý.

img

10h22, cổ đông Nguyễn Chấn (chồng của bà Tư Hường), đã lên tiếng tố cáo sự bất hiếu của ông Nguyễn Quốc Toàn (con ông Nguyễn Chấn, Chủ tịch HĐQT NamA Bank). Theo ông Chấn, tôi đã bất lực với việc khuyên răn Toàn, vì vậy tôi mong cơ quan có thẩm quyền và cổ đông cùng lên tiếng bảo vệ  tài sản mà vợ chồng tôi đã đổ mồ hôi xương máu làm ra...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem