Từ khi nhận hỗ trợ nhường khu vực nuôi nghêu lại cho dự án lấn biển, có khoảng 20 nông dân ở huyện ven biển Cần Giờ chuyển sang nuôi ốc hương. Đây là một loại hải sản rất khó nuôi, được đánh giá không phù hợp với môi trường nước biển ở Cần Giờ do độ mặn và độ trong không đạt chuẩn.
Một số vụ nuôi ốc hương tại Cần Giờ đã thất bại. Tuy nhiên, nông dân vẫn cứ nuôi và rủ nhau đi học tập kinh nghiệm nuôi ở Khánh Hòa. Ảnh: Đoàn nông dân Sài thành đến thăm trại làm giống ốc hương tại Khánh Hòa.
Tận mắt chứng kiến những con ốc hương giống được nuôi cấy trong trại khiến nhiều nông dân Sài thành thích thú.
Ốc hương giống đang được cấy nuôi trong trại. Theo lão nông Huỳnh Văn Mãnh - một nông dân đang nuôi ốc hương ở Cần Giờ, việc làm giống ốc hương ở Cần Giờ vô cùng khó khăn bởi tỷ lệ con giống không đạt do chết nhiều.
Tôm thẻ chân trắng cũng thu hút nhiều nông dân Sài thành. Đây là loại tôm được nuôi nhiều tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè. Tuy nhiên, số vụ thiệt hại cũng khá nhiều do dịch bệnh. Ảnh: Một kỹ sư thủy sản đang trình bày quy trình nhân giống tôm post.
Những con tôm thẻ chân trắng thương phẩm với số lượng 20 con/kg được nuôi trong trại khiến nhiều nông dân nuôi tôm ở Sài thành tò mò.
Quy trình nuôi cấy tảo trong bao nilông nhằm tạo môi trường tốt cho ao, giúp tôm, cá phát triển tốt được nhiều nông dân nuôi tôm ở Sài thành cho biết là lần đầu mới thấy.
Nông dân xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) cũng đang nhen nhóm ý tưởng nuôi cá, tôm lồng bè kết hợp du lịch trên biển. Việc chứng kiến quy trình nuôi tôm, cá lồng bè của nông dân Khánh Hòa khiến một số nông dân Sài thành vỡ ra nhiều điều, nhất là bệnh dịch. Anh Huỳnh Chí Hiếu - một nông dân nuôi thủy sản ở Thạnh An cho biết, giờ anh mới biết lý do tôm hùm mình nuôi chết ngoài môi trường nước còn do bệnh vi khuẩn vibrio.
Một con tôm hùm bị bệnh chết tại khu vực nuôi tôm lồng bè Trí Nguyên (Khánh Hòa). Theo ông Hồ Văn Trung - một nông dân nuôi tôm hùm tại đây, nuôi tôm hùm khá rủi ro do bệnh dịch hay xảy ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.