Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW, ngày 4/7/2016 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về "Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" tại tỉnh Thanh Hoá.
Để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW đạt kết quả cao, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa luôn bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội. Trên cơ sở đó, Hội đã ban hành nhiều văn bản phát động phong trào thi đua, hướng dẫn thực hiện. Hằng năm giao chỉ tiêu thi đua ngay từ đầu năm và chỉ đạo các đơn vị triển khai tới 100% các cấp hội và hội viên nông dân; phát động hội viên nông dân đăng ký thực hiện phong trào thi đua theo từng cấp, cuối năm tiến hành kiểm tra, đánh giá bình xét phong trào để có các hình thức khen thưởng phù hợp.
Các cấp Hội đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ cho nông dân về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; hướng dẫn nông dân thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX...
Các cấp Hội thực hiện phương châm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phong trào. Chuyển mạnh sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, dạy nghề... tạo điều kiện giúp các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phát triển sản xuất; nêu cao tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" đến toàn thể hội viên nông dân các cấp giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao.
Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhằm tạo chuyển biến tư duy trong sản xuất, kinh doanh của nông dân từ coi trọng về số lượng chuyển sang nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận cao; từ sản xuất cá thể đơn lẻ sang liên kết, hợp tác mở rộng quy mô sản xuất. Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với sản phẩm nông nghiệp.
Bình quân hàng năm số lượng hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đạt từ 65-75%/số hộ nông dân; toàn tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 752 tổ hợp tác, 133 HTX, 559 doanh nghiệp, 111 chi Hội Nông dân nghề nghiệp, 1.122 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp. Qua đó, tạo sự liên kết, hợp tác, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Cũng từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân xuất sắc, tiêu biểu; nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã mạnh dạn đầu tư và thành lập các doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX.
Tại buổi khảo sát, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, đưa ra các phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Cũng trong chương trình, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát tại xã Đông Tiến, HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến, Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn).
Đoàn đã tiến hành khảo sát, tìm kiếm thông tin, lắng nghe ý kiến về tính khả thi của dự thảo tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua kết quả khảo sát nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn về những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm phục vụ nghiên cứu ban hành Nghị quyết mới của BCH Trung ương khóa VIII, để xây dựng, hoàn thiện chỉ số đánh giá. Đoàn công tác đã thu thập phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp, cá nhân cung ứng vật tư và các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.