Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
-
Qua gần 4 năm triển khai, Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đã làm chuyển biến nhận thức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương về quan điểm liên quan tới giảm nghèo cũng như quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng.
-
30 hộ dân người Dao, người Tày ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được lựa chọn để triển khai thực hiện mô hình nuôi gà thương phẩm góp phần đảm bảo dinh dưỡng cho người dân. Bà con dân tộc nơi đây gọi là đàn gà "tiếp sức" cho dân nghèo, mang đến cơ hội cải thiện cuộc sống và thay đổi cách chăn nuôi.
-
Bà con người Mông, người Mảng ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã biết làm chuồng, thắp điện giữ ấm để nuôi gà đẻ trứng. Đây là kết quả mang lại từ Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" do Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) phối hợp với Chi cục PTNT tỉnh Lai Châu triển khai thực hiện.
-
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) nhận định, câu chuyện đói hiện nay của chúng ta không phải là đói lương thực mà đói dinh dưỡng. Vì thế, việc bố trí nguồn lực để nhân rộng các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, nhất là ở các xã, huyện nghèo, đặc biệt khó khăn là rất cần thiết.
-
Giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng thực hiện trên địa bàn 40 tỉnh. Đây là một chương trình có tính nhân văn, rất ý nghĩa nên cần dồn mọi nguồn lực để triển khai, mở rộng để cải thiện dinh dưỡng cho người dân, nhất là ở các huyện, xã nghèo.
-
Hiện nay, những xã, huyện nghèo và vùng đồng bào dân tộc hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng đây là vùng có lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với các cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân sở tại và tăng cường liên kết, hợp tác để đưa sản phẩm ra thị trường.
-
Đối với các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc hỗ trợ những cây - con giống mới như: gà, rau, cá… cùng với đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ giúp các hộ nông dân đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.
-
Nhân rộng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, ngăn chặn suy dinh dưỡng sẽ giúp đạt được ít nhất 12 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), giúp tạo ra một thế giới lành mạnh, thịnh vượng, ổn định và không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho biết, triển khai Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025, Bộ NNPTNT xác định tập trung vào các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, xã nghèo và khó khăn của 28 tỉnh, nhưng quan trọng là các địa phương phải vào cuộc.