Nóng trong ngày: Bị đuổi đánh vì quay clip CSGT đang làm việc

P.V tổng hợp Thứ năm, ngày 07/09/2017 19:15 PM (GMT+7)
Người đàn ông lạ mặt (đứng khá gần cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT Rạch Chiếc, PC67, Công an TP.HCM ngày 6.9 tại giao giữa Quốc lộ 1 và xa Lộ Hà Nội) đang "nổi như cồn" trên mạng xã hội với biệt danh "tiếp thị sữa". Người này đã chạy theo chặn xe và đề nghị xóa clip CSGT đang làm việc không hiểu vì sao?.
Bình luận 0

Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Cảnh sát có được bắt lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong?; Công an đang điều tra cáo buộc "tài xế gây rối tại trạm BOT quốc lộ 5"; Tại sao "đánh phỏm" lại trở thành môn thi tại Á vận hội 2018?...

Đây là người đàn ông nổi tiếng nhất mạng xã hội hôm nay, chỉ là "TIẾP THỊ SỮA" thôi mà sao hot thế?

img

Nguời đàn ông lạ mặt đứng khá gần cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT Rạch Chiếc, PC67, Công an TP.HCM. Ảnh NLĐ

Đây là người đàn ông (khoanh vòng tròn trong ảnh) xuất hiện trong clip đang được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Và từ hôm qua tới giờ người đàn ông này được dân mạng chia sẻ với biệt danh "TIẾP THỊ SỮA". Người đàn ông lạ mặt đứng khá gần cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT Rạch Chiếc, PC67, Công an TP.HCM ngày 6.9 tại giao giữa Quốc lộ 1 và xa Lộ Hà Nội.

img

Sau khi phát hiện có người ghi hình CSGT đang làm việc, người này chạy theo chặn xe, đuổi đánh và đề nghị xóa clip. 

Sau khi phát hiện có người ghi hình CSGT đang làm việc, người này chạy theo chặn xe, đuổi đánh và đề nghị xóa clip.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip do người dân quay lại cảnh một tổ công tác thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM đang xử lý vi phạm tại khu vực cầu vượt Trạm 2 (giao giữa Quốc lộ 1 và xa Lộ Hà Nội).

Nội dung clip mô tả lại cảnh 2 cán bộ, chiến sĩ CSGT đang xử lý người vi phạm vào ngày 6.9. Kế bên đó, xuất hiện một người đàn ông mặc quần áo bình thường nhìn trước, ngó sau.

Khi thấy có người sử dụng máy quay ghi hình, người lạ mặt liền điều khiển xe máy mang BKS 74B1-07288 chạy theo chặn xe và có hành vi đuổi, đánh đề nghị xóa clip.

Trao đổi phóng viên Báo Người Lao Động, thiếu tá Nguyễn Văn Hội, Độị trưởng Đội CSGT Rạch Chiếc cho biết sự việc xảy ra tại khúc cua thuộc cầu vượt Trạm 2 vào ngày hôm qua (6.9) trên địa bàn do đội phụ trách.

Còn người đàn ông mặc áo jean xuất hiện ngay gần hai CSGT và có hành vi đe dọa người quay clip là ai, thì thiếu tá Hội cho rằng không xác định được là ai và cũng chưa gặp bao giờ (!?) và sẽ "xác minh lại".

Người đứng đầu Đội CSGT Rạch Chiếc cũng cho biết sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo PC67 đã yêu cầu các chiến sĩ viết tường trình, tiến hành xác minh.

Cảnh sát có được bắt lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong?

img

Người dân ôm cua ở đường cong, nơi không có đường giao nhau thì có phải bật xi nhan? Ảnh VNE

Hai ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi cảnh: Nam thanh niên chạy xe máy qua đoạn Cầu vượt trạm 2 (quận 9, TP.HCM) gặp chốt CSGT ở ngay đoạn đường cong. Anh bị một cảnh sát nhắc nhở lần sau nhớ bật xi nhan.

Thanh niên này đi tiếp, đến đoạn đường cong khác gần đó lại có thêm một chốt nữa, tại đây hai cảnh sát đang dừng các phương tiện. Lần này, anh bật xi nhan và không bị thổi. Người quay video cho biết, nhiều người bị cảnh sát bắt lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong này.

Nhiều bạn đọc thắc mắc: Thứ nhất: CSGT có được đứng ở đường cong bắt lỗi người vi phạm?. Thứ hai: Người tham gia giao thông ôm cua phải theo hướng cong của đường, nơi không có đường giao nhau thì có cần phải bật xi nhan? 

Công an đang điều tra cáo buộc "tài xế gây rối tại trạm BOT quốc lộ 5"

img

Dùng tiền lẻ trả phí qua trạm BOT quốc lộ 5. Ảnh Zing

Liên quan đến việc nhiều tài xế tô tô đã dùng tiền có mệnh giá nhỏ để mua vé qua trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 (Văn Lâm, Hưng Yên) khiến tuyến đường này có thời điểm ùn tắc nhiều giờ, tiềm ẩn mất an ninh trật tự, lãnh đạo Công an huyện Văn Lâm cho biết, cơ quan công an đang vào cuộc điều tra dấu hiệu "gây rối, kích động".

Trước đó, Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (Vidifi) - đơn vị thực hiện thu phí trên quốc lộ 5 đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị vào cuộc điều tra hành vi gây rối, gây mất trật tự tại trạm thu phí nói trên.

Theo Vidifi, những ngày qua, một số tài xế lái xe tải qua trạm thu phí quốc lộ 5 "cố tình có hành vi gây mất trật tự" để cản trở hoạt động thu phí và gây ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường này.

Vidifi đã có văn bản gửi Bộ Công an và công an các địa phương tuyến quốc lộ 5 đi qua, đề nghị vào cuộc điều tra làm rõ và lập lại trật tự, đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 5.

“Vidifi đề nghị cơ quan Công an điều tra hành vi gây rối, gây mất an ninh trật tự ở khu vực trạm thu phí, chứ không phải điều tra việc chủ phương tiện trả tiền lẻ khi qua trạm” - lãnh đạo Vidifi nói.

Tại sao "đánh phỏm" lại trở thành môn thi tại Á vận hội 2018?

Hội đồng Olympic châu Á (OCA) thông báo đánh phỏm sẽ có mặt tại Á vận hội 2018 tổ chức ở Indonesia. Môn thi này có 11 bộ huy chương và 11 nội dung thi đấu gồm: Tuyển nam, tuyển nữ, tuyển hỗn hợp, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, butler (điểm trung bình) nam, butler nữ, butler đôi nam nữ, đơn nam, đơn nữ.

Nhiều bạn đọc băn khoăn: Không hiểu được đánh bài thì có liên quan gì đến thể thao, đồng thời cũng không lý giải được vì sao đánh phỏm lại trở thành môn thi tại Á vận hội 2018?

img

Đánh phỏm lần đầu được đưa vào chương trình thi đấu tranh huy chương ở một sự kiện thể thao tầm cỡ châu lục.

Đánh phỏm (tên quốc tế là contract bridge, hay bridge) có luật chơi về cơ bản giống với trò đánh phỏm phổ biến tại Việt Nam. Dù chưa được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) coi là một môn thể thao, Liên đoàn đánh phỏm thế giới (WBF) vẫn được IOC công nhận là thành viên.

"Muốn xếp hạng đại học ở Việt Nam nên hỏi người đã ra trường" 

img

Chi tiết các tiêu chí và trọng số tiêu chí được sử dụng để xếp hạng các trường ĐH. Ảnh VNN

Bảng xếp hạng với 49 trường đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia độc lập công bố chiều 6.9 đã gây ngạc nhiên khi nhiều đại học trẻ "lên ngôi" trong khi các trường khối kinh tế nổi tiếng nằm ở vị trí khá thấp.

TS. Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu tại Melbourne, Australia, chủ biên của Báo cáo xếp hạng cho biết, nhóm thực hiện đề án vì đánh giá và xếp hạng đang là xu hướng trên thế giới nhưng không có bảng xếp hạng nào phù hợp với Việt Nam.

Trong khi đó, các đại học của Việt Nam lại đang thiếu động lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng, thiếu động lực minh bạch thông tin cũng như thiếu động lực đẩy nhanh hội nhập quốc tế.

Nhiều bạn đọc cho rằng, hãy hỏi sinh viên đã ra trường về công việc và mức lương họ nhận được sẽ biết chính xác vị thứ, chất lượng của các cơ sở đào tạo, đó mới là cái thật nhất chứ chả cần máy móc hay thiết bị nghiên cứu gì cả.

Mẹ bỏ rơi con gái cùng bức thư hứa “sẽ không quay lại tìm”

img

Bé gái bị bỏ rơi cùng bức thư của người mẹ. Ảnh Dân trí

Trong bức thư được bỏ lại cùng bé gái, người mẹ cho biết do hoàn cảnh buộc phải bỏ rơi con của mình. Bên cạnh mong có người nuôi dưỡng cháu bé, người mẹ còn hứa “sẽ không quay lại tìm hay gây khó khăn”.

Trong bức thư được bỏ lại cùng bé gái, người mẹ cho biết cháu bé được sinh ra ngoài ý muốn của bản thân. Do hoàn cảnh gia đình và công việc nên chị không đủ khả năng để nuôi dưỡng con. Dù rất đau khổ nhưng chị phải bỏ rơi đứa con của mình.

Người mẹ nhờ tấm lòng hảo tâm nuôi dưỡng con thay mình cho đến khi cháu trưởng thành và nên người. “Tôi sẽ không quay lại tìm cháu và gây khó khăn gì hết. Mong được lượng thứ! Ngàn lời tôi xin chân thành cảm ơn”, người mẹ viết.

Nhiều người dân đến xin nhận nuôi cháu bé nhưng hiện tại, chính quyền địa phương đã thông báo rộng rãi sự việc trên các phương tiện thông tin đại chúng, hi vọng người thân sẽ biết và đến đón cháu bé.

Hai “hot girl” bán tăm với giá cắt cổ bên hồ Gươm bị người dân vây giữ

img

Hai cô gái trẻ bị người dân giữ lại vì cho rằng có hành vi chặt chém du khách. Ảnh Dân trí

Trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh hai cô gái trẻ được cho là có hành vi lừa bán tăm với giá “cắt cổ” ở hồ Hoàn Kiếm, bị người dân giữ lại, giao cho công an.

Hình ảnh trong clip cho thấy, 2 cô gái trẻ bị nhóm thanh niên giữ lại vì cho rằng 2 người này có hành vi lừa đảo bán tăm từ thiện cho du khách với giá cắt cổ, mỗi gói tăm có giá 500-700 nghìn đồng “tùy tâm”.

Theo Công an phường Tràng Tiền, hai cô gái bị người dân giữ lại nhà ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Một trong hai cô gái từng có hành vi bán tăm với giá cao và bị CAP Tràng Tiền xử phạt hành chính.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem