Nóng trong tuần: Sợ "người mới" quá quyền lực, ông Trịnh Văn Quyết vội tung chiêu

Phương Linh Chủ nhật, ngày 21/07/2019 15:55 PM (GMT+7)
Ngay sau khi Vingroup lên tiếng về việc lập cơ sở đào tạo phi công, kỹ thuật bay, phía FLC cũng nêu đề xuất tương tự.
Bình luận 0

FLC đề xuất xây dựng học viện hàng không

Công ty Cổ phần tập đoàn FLC đã có văn bản đề nghị UBND TP Cần Thơ chấp thuận khu đất gần sân bay Cần Thơ và khu vực đất lân cận tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ để thực hiện dự án Trung tâm bảo dưỡng tàu bay, sản xuất hàng hóa & dịch vụ logistics hàng không và học viện hàng không.

Trả lời sau đó, lãnh đạo Cần Thơ đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất trên để trình UBND TP quyết định trong tháng 7.

img

FLC của ông Trịnh Văn Quyết muốn thực hiện dự án Trung tâm bảo dưỡng tàu bay, sản xuất hàng hóa & dịch vụ logistics hàng không và học viện hàng không.

Trước đó, FLC cũng cho biết sẽ khởi công Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways tại Quy Nhơn trên quy mô 10 ha, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng. 

Trước FLC, mới đây, Tập đoàn Vingroup cũng cho biết đã cùng Tập đoàn CAE (Canada) ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới.

Giá xăng tăng mạnh, vượt mốc 21.000 đồng mỗi lít

Tuần qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã văn bản gửi các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc tăng giá bán lẻ các mặt hàng này từ 17h chiều 17/7.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 626 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 718 đồng/lít, dầu diesel tăng 48 đồng/lít; dầu hỏa tăng 22 đồng/lít; dầu mazut tăng 760 đồng/kg.

Qua đó, mức giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.279 đồng/lít, xăng RON 95 không cao hơn 21.235 đồng/lít. Giá dầu diesel không cao hơn 16.997 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 15.959 đồng/lít. Dầu mazut không cao hơn 15.980 đồng/kg.

Dữ liệu của liên Bộ Công Thương - Tài chính cho thấy, chênh lệch giá cơ sở các mặt hàng xăng tăng hơn 3% so với kỳ điều hành cách đây 15 ngày, trong khi dầu mazut tăng trên 4%. 

Lùm xùm vụ thu hồi sổ hồng chung cư "ông Thản"

Tuần qua, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội bất ngờ quyết định thu hồi và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) tại loạt dự án Chung cư và thương mại CT6A, CT6B Bemes (Kiến Hưng Hà Đông), Khu nhà ở Xa La (Phúc La, Hà Đông), toà nhà CT5 (Tân Triều, Thanh Trì). 

img

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dừng ngay việc thu hồi sổ hồng tại một số dự án liên quan tới ông Lê Thanh Thản.

Đây là những dự án Công ty Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên và Công ty cổ phần Sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes làm chủ đầu tư. Các công ty trên có liên quan tới ông đại gia điếu cày Lê Thanh Thản. Ông Thản trước đó bị khởi tố về tội Lừa dối khách hàng theo điều 198 Bộ luật hình sự 2015.

Nguyên nhân thu hồi sổ hồng theo cơ quan chức năng là có sai sót, không đúng quy định trong quá trình thẩm định hồ sơ và cấp.

Tuy vậy, sau đó, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức cuộc họp và đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dừng ngay việc thu hồi sổ hồng trên để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Tài xế Go-Viet đồng loạt đình công

Hàng trăm tài xế  công nghệ hãng xe Go-Viet đã đình công, kéo đến tập trung tại trụ sở công ty trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Thành phố Hồ Chí Minh) để phản đối chính sách trả thưởng mới.

Theo phản ánh, tài xế hãng này hiện phải chạy nhiều cuốc xe hơn trong ngày để được nhận tiền thưởng ít hơn. Cụ thể, trước đây, để đạt mức thưởng là 10 điểm, trung bình một ngày tài xế chạy được 10 cuốc xe ở giờ thấp điểm là nhận tiền thưởng là 30.000 đồng. 

Tuy vậy, hiện tại, tài xế phải chạy ít nhất đạt 40 điểm để được thưởng 40.000 đồng. Theo giới tài xế, điều này khiến nhiều người nếu muốn đạt thưởng phải chạy cả chục tiếng mỗi ngày.

img

Hàng trăm tài xế  công nghệ hãng xe Go-Viet đã đình công phản đối chính sách mới của hãng này.

Lên tiếng sau đó trên báo chí, phía Go-Viet cho rằng đã có buổi gặp ghi nhận tất cả ý kiến của đối tác. Đơn vị này sẽ thảo luận để đáp ứng nguyện vọng của đối tác trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa tài xế, khách hàng và doanh nghiệp.

Asanzo kêu cứu vì thiệt hại nghìn tỷ

Thông tin trên báo chí, Asanzo đã đề nghi cơ quan chức năng khẩn trương phân định đúng - sai vì hiện Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu. Nhiều cửa hàng điện máy, điện tử gia dụng đã ngưng bán sản phẩm Asanzo. Asanzo ước tính con số thiệt hại lên gần 1.000 tỷ đồng. 

Phía Asanzo cho biết, hiện công ty vẫn phải trả lương công nhân, sản xuất phải duy trì nhưng nhà phân phối trả lại hàng, thương hiệu bị tổn thương, các dự án đầu tư bị ngưng trệ.

Trong khi ấy, mới nhất, lãnh đạo ngành hải quan thì cho biết hiện cơ quan chức năng vẫn đang rà soát thu thập thông tin và chưa có kết quả cuối cùng. 

Bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan cho biết , ngành hải quan đã xác định 31 doanh nghiệp bán hàng và linh kiện cho Asanzo. Hiện tại, Cục Kiểm tra sau thông quan đã ra quyết định kiểm tra với 27 doanh nghiệp. Còn lại 4 doanh nghiệp khác, theo bà Nhiễu, có 3 đơn vị đã không còn hoạt động và 1 doanh nghiệp đã bị công an khởi tố.

Nóng tuần qua: Tiết lộ VinFast, Vinsmart mang về bao nhiêu tiền cho ông Phạm Nhật Vượng

Doanh thu tuần của Tập đoàn Vingroup năm 2018 lên tới hơn 122.000 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem