Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
- Với tôi, chưa bao giờ 8/3 là ngày đặc biệt. Lý do là bởi, ngoài việc sinh con, thú thật tôi không có gì giống một phụ nữ theo cái cách mà người ta vẫn thường hay tôn vinh những dịp này. Tôi không biết nội trợ, mỗi lần vào bếp thì cả nhà hoảng hồn vì chắc chắn sẽ lại có một món nào đó không ăn nổi. Tính cách tôi không yểu điệu thục nữ, cũng suốt ngày xông ra xã hội làm việc này việc kia.
Thêm nữa, tôi thấy, ở thời đại này, ta không nhất thiết phải dành một ngày riêng cho phụ nữ. Bản chất của chúng tôi khi sinh ra đã là phụ nữ, đâu cần phải tôn vinh hay nhắc lại mới nhớ. Hiện tại, có quá nhiều người giỏi giang và tự chủ không kém đàn ông, họ chủ động cuộc sống của mình, đạt vinh quang ở mọi lĩnh vực trong xã hội.
Ngày trước, phụ nữ phải chịu nhiều bất công, họ yếu đuối và kém vị thế hơn hẳn trong xã hội, khi đó rất cần hỗ trợ, động viên để nâng cao vai trò của họ.
Mọi người thường nói phụ nữ sinh ra đã vất vả, truân chuyên hơn đàn ông. Bà nghĩ điều này có đúng?
- Sự truân chuyên, vất vả thì mỗi số phận đều một kiểu. Với đàn bà, tôi nghĩ vất vả nhất là ở việc sinh đẻ. Thời khắc đau đớn khi họ vượt cạn, sinh con không gì so sánh được. Cũng bởi vậy, lúc sinh con gái, tôi rất thương bởi cảm giác con sẽ phải trải qua những đau đớn như mình.
Trên thực tế, đúng là một phụ nữ trong xã hội này muốn thành công như người đàn ông thì vất vả gấp 2 lần họ. Ngoài việc bươn chải trong xã hội, giành được những vị trí như đàn ông có được, họ vẫn phải đảm đương trách nhiệm với gia đình. Về nhà, người phụ nữ ấy vẫn phải lo một cái bếp đầy đủ thức ăn, một nhà tắm sạch sẽ... Tôi là người không biết nấu ăn, nhưng những thứ khác tôi vẫn phải hoàn thiện, sắp đặt.
- Đây là văn hóa lâu đời của người Việt mà tới thời điểm này vẫn chưa thay đổi được. Từ xa xưa tới ngay những năm cuối của thế kỷ trước thôi, nếu người đàn ông làm cho phụ nữ có thai, cô ấy sẽ lập tức bị chửi mắng là lăng loàn, trắc nết, không có đạo đức. Trong khi đó, đàn ông chẳng bao giờ hoặc rất ít bị lên án. Xã hội mặc định đó là quyền của họ.
Tôi cũng rất thương những nghệ sĩ nữ nổi tiếng khi họ luôn chịu nhiều điều tiếng của người đời. Nếu một cuộc hôn nhân tan vỡ, dư luận thường mặc định tội lỗi thuộc về họ. Điều tiếng này lại đa phần từ những người đàn bà khác mà ra, họ không hề chứng kiến câu chuyện nhưng sẵn sàng chì chiết, bới móc, đánh giá. Nhiều lúc tôi thực sự không hiểu, tại sao cuộc sống của phụ nữ đã nhiều vất vả, chúng ta lại làm điều đó với nhau?
Hiện tại, khi mạng xã hội phát triển, không ít người đàn ông cũng trở nên "ngoa ngoắt" như vậy. Đôi khi đọc bình luận của họ trên Facebook, tôi thực sự choáng váng.
- Ngày 8/3 những năm trước, tôi thường đi biểu diễn chúc mừng những người phụ nữ khác, hiện tại tôi cũng không nhận hoa từ ai. Chồng tôi cũng biết tính tôi, thích hoa thì tự trồng, chẳng cần tới ai tặng. Tôi nghĩ trong gia đình, điều quan trọng nhất là sự trân trọng, yêu thương lẫn nhau. Đó mới là những lãng mạn, ngọt ngào nhất.
Cảm ơn những chia sẻ của chị!
NSND Thanh Hoa tên thật Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1950 ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Năm chín tuổi, Thanh Hoa đã đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát Họa mi của thị xã Hà Đông. Năm 16 tuổi, nghệ sĩ bắt đầu học ở Trường Âm nhạc Việt Nam (là Nhạc viện Hà Nội sau này) và tốt nghiệp Trung cấp năm 1970.
Sau đó, Thanh Hoa trở thành ca sĩ của Đài phát thanh Giải phóng. Bà nổi danh với hàng loạt ca khúc như Tàu anh qua núi, Tình yêu trên dòng sông quan họ, Mùa xuân làng lúa làng hoa… Hiện bà đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc (APPA).
Về đời tư, nữ nghệ sĩ có cuộc hôn nhân hạnh phúc với nghệ sĩ xiếc Tôn Thất Lợi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.