Nữ ca sĩ thực hiện MV kỷ niệm 27/7 tại nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín

My Lan Thứ sáu, ngày 26/07/2019 20:07 PM (GMT+7)
Nối tiếp sản phẩm trước, “Gửi vào thương nhớ” có dáng dấp của một phim ngắn với độ dài hơn 8 phút.
Bình luận 0

Khi Tố Nga thông tin về việc phát hành MV “Gửi vào thương nhớ”, rất nhiều khán giả đã phải nhắc ngay đến MV Cúc ơi! của chị ra mắt dịp 27/7 cách đây 1 năm, câu chuyện về chị Cúc cùng những người nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc đã làm biết bao người xem phải đưa tay lên chấm nước mắt vì xúc động. Cúc ơi! là một sản phẩm âm nhạc kỷ niệm ngày 27/7, tri ân tới thế hệ cha anh đã anh dũng ngã xuống cho hoà bình Tổ Quốc.

img

Hình ảnh người chiến sĩ được khắc họa đậm nét trong MV.

Nối tiếp sản phẩm trước, “Gửi vào thương nhớ” có dáng dấp của một phim ngắn với độ dài hơn 8 phút. Đặc biệt, ca khúc này được phổ nhạc từ bài thơ Viếng mộ ba của nữ tác giả Minh Ngọc viết tâm sự dành cho ba mình đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Huế. Bài thơ là lời tâm sự của người con gái thủ thỉ bên mộ cha vào ngày tháng Bảy, cô gái kể về nỗi nhớ cha, về mẹ tóc đã trắng sương, về lời hứa sẽ sống thật tốt để noi gương ba đã hết mình cho Tổ Quốc.

img
Những câu chuyện xót xa về sự hy sinh trong thời chiến được kể lại đầy sinh động, chân thực.

Nhạc sĩ Lê Trọng Lập đã phổ nhạc cho bài thơ mà giữ gần như nguyên vẹn lời thơ, bởi mỗi lời thơ là những tâm sự chất chứa yêu thương, mong nhớ của tác giả dành cho cha đang yên nghỉ cùng đồng đội nơi nghĩa trang Đường Chín. Khi được phổ nhạc, những tình cảm vốn là của riêng tác giả Minh Ngọc đã hoà chung với tình cảm của bao người con đã mất cha, thương nhớ người cha đã hy sinh như chị.

img

MV ca khúc được cả ê-kíp đầu tư thực hiện tại nghĩa trang Đường Chín.

 MV “Gửi vào thương nhớ” của NSƯT Tố Nga do đạo diễn trẻ Lam Hạ thực hiện kể về tình cảm của người con gái đối với người cha đã anh dũng ngã xuống vì hòa bình của Tổ Quốc. Theo ước nguyện của người cha khi cô gái còn nhỏ và rất yêu ca hát, rằng sau này lớn lên sẽ được hát giữa một dàn nhạc giao hưởng lớn, thật hoành tráng, trong buổi thi tốt nghiệp thanh nhạc tại trường nhạc đang theo học, cô gái đã xin phép hội đồng chấm thi cho phép mình được thể hiện phần thi tại nghĩa trang Đường Chín (Quảng Trị). Điều vốn không có trong tiền lệ, nhưng vì lời khẩn cầu tha thiết của cô sinh viên nên hội đồng đã đồng ý.

Và, ước mơ của cô cũng được thực hiện, cô đã đưa cả dàn nhạc ra giữa nghĩa trang hát cho cha mình, cho những đồng đội của cha đã ngã xuống nằm tại đây. Ký ức dội về trong tiếng hát của người con gái, là những ngày xưa thơ bé gia đình cô thật ấm áp, hạnh phúc, cha thường đàn cho mẹ con cô nghe bên thềm nhà, tình yêu thương của cha đôn hậu và ấm áp, khung cảnh gia đình ấy thật bình yên biết bao.

Cùng với NSƯT Tố Nga, diễn xuất của các diễn viên trong MV là nghệ sĩ Xuân Trường (vai người bố), diễn viên Vân Anh (vai người mẹ) và đặc biệt là bé Thỏ (vai Nga thời nhỏ) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Cách diễn xuất dung dị, nhẹ nhàng của các diễn viên làm nổi bật lên những bình yên, hạnh phúc bình dị đến nỗi không ai nỡ khuấy động của gia đình nhỏ dưới mái tranh nghèo. Để rồi từ đó, nỗi đau lớn lên gấp rất nhiều lần khi chiến tranh đã lấy đi sự bình yên, lấy đi hạnh phúc, lấy đi hồn nhiên trong đôi mắt trẻ nhỏ.

Tuy bi thương bởi những đau thương, mất mát, nhưng cuối cùng MV lại để lại trong người xem những xúc cảm nhẹ nhàng, ấm áp. Khi nghe Tố Nga hát ở nghĩa trang Đường Chín, người cha và đồng đội đã nở những nụ cười hạnh phúc, an lòng cho thành công và tương lai tươi đẹp của những người thương yêu của mình ngày hôm nay.  

Minh Quân: ”Hơn 100 nghệ sĩ tham dự MV về 10 liệt sĩ”

Trong đó, nhiều nghệ sĩ phải bay từ TP.HCM ra Hà Nội như Phương Thanh, Thu Phương,..

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem