Nuôi con đặc sản dưới ruộng, bò lên cạn đẻ vô số trứng, nông dân xã này ở Hậu Giang nhà nào nuôi là giàu

Trần Trí Hiếu (TTKN Hậu Giang) Thứ tư, ngày 03/05/2023 13:36 PM (GMT+7)
Trong những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thoát nghèo, vươn lên khấm khá nhờ mô hình nuôi ba ba thịt thương phẩm và nuôi ba ba sinh sản bán ba ba giống...
Bình luận 0


Nuôi con đặc sản dưới ruộng, bò lên cạn đẻ vô số trứng, nông dân xã này ở Hậu Giang nhà nào nuôi là giàu - Ảnh 1.

Lãnh đạo huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), lãnh đạo xã Vị Thủy thăm mô hình nuôi ba ba giống trên ruộng.

Thịt ba ba được xem là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, một trong những món ăn đặc trưng ở những nhà hàng sang trọng. 

Thịt ba ba không những là một ngón ăn thơm ngon bổ dưỡng mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân xã Vị Thủy. Vì thế, nhiều bà con nông dân đang có xu hướng đầu tư nuôi ba ba với hi vọng vươn lên làm giàu.

Trong những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Vị Thủy nói chung và nông dân ấp 8 xã Vị Thủy nói riêng thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ba ba thương phẩm và nuôi ba ba sinh sản.

Toàn xã có trên 22 hộ nuôi ba ba với diện tích gần 8ha, trên 100.000 con ba ba mỗi năm, sản lượng hàng năm trên 100 tấn ba ba các loại. 

Nếu những năm trước đây bà con chỉ nuôi ba ba trong ao thì gần đây bà con kết hợp phát triển mô hình nuôi ba ba giữa ao và ruộng.

Ưu điểm của mô hình nuôi ba ba giữa ao và ruộng là rút ngắn thời gian nuôi 1,5 - 2 tháng, ích hao hụt hơn nuôi ao, hạn chế dịch bệnh.

 Với thực trạng nguồn ba ba giống trôi nổi không đảm bảo số lượng và chất lượng, trong khi con giống sinh sản tại địa phương chưa nhiều, để đáp ứng nhu cầu phát triển đối tượng này, anh Trần Ngọc Quí, ấp 8 xã Vị Thủy sau thời gian tìm tòi học hỏi anh quyết định phát triển mô hình nuôi ba ba giống trên ruộng.

Hiện tại anh Quí có 1,3 ha ruộng lúa, anh lên đê bao, rào tôn tiếp-lô thả nuôi 30.000 con ba ba, trong đó 10.000 con ba ba bố mẹ còn lại 20.000 con ba ba nuôi thương phẩm. 

Với tinh thần luôn trao dồi, học hỏi kinh nghiệm nuôi ba ba trong quá trình nuôi và sự hỗ trợ kỹ thuật của viên chức Khuyến nông huyện, anh Trần Ngọc Quí đã tự làm chủ được kỹ thuật nuôi ba ba sinh sản trên ruộng. 

Anh Quí cũng cho biết nuôi ba ba bố mẹ, thời gian nuôi khoảng 24 tháng là ba ba cho sinh sản, mỗi tháng sinh sản 2 lần, mỗi con ba ba sinh đẻ từ 15-16 trứng và sinh sản từ 5-7 tháng.

Tỷ lệ ấp trứng ba ba nở thành công trên 80%, mỗi năm anh Quí xuất bán ra thị trường trên 750.000 con ba ba giống với giá ba ba hiện tại 5.000đồng/con, trừ các khoảng chi phí anh lãi trên 300 triệu đồng năm.



Nuôi con đặc sản dưới ruộng, bò lên cạn đẻ vô số trứng, nông dân xã này ở Hậu Giang nhà nào nuôi là giàu - Ảnh 2.

Khu ruộng nuôi ba ba thịt, ba ba sinh sản và hệ thống chuồng ấp trứng ba ba ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Nuôi con đặc sản dưới ruộng, bò lên cạn đẻ vô số trứng, nông dân xã này ở Hậu Giang nhà nào nuôi là giàu - Ảnh 3.

Trứng ba ba thu được chuẩn bị đưa vào ấp nở thành ba ba giống ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh hậu Giang.

Nuôi con đặc sản dưới ruộng, bò lên cạn đẻ vô số trứng, nông dân xã này ở Hậu Giang nhà nào nuôi là giàu - Ảnh 4.

Ba ba giống đang được nông dân nuôi ba ba ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) cuất bán ra thị trường.

Anh Quí chia sẽ thêm nuôi ba ba sinh sản: Phải chọn giống ba ba khỏe, có nguồn gốc đặc biệt giống phải đồng cỡ, không nhiễm mầm bệnh...

Nuôi ba ba sinh sản không khó nhưng phải biết chăm sóc và quản lý thức ăn, nước thật tốt. Ngày cho ba ba  ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Thức ăn của ba ba nên rải cố định ở nhiều điểm trên ruộng nuôi, tránh để ba ba giành thức ăn lẫn nhau, kiểm tra mực nước trên ruộng thường xuyên và thay nước hằng ngày tránh nước dơ, ô nhiễm, dễ phát sinh mầm bệnh, vệ sinh khu vực nuôi... 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem