Nuôi cá đặc sản
-
Sông Lô và sông Gâm chảy qua tỉnh Tuyên Quang có tổng chiều dài 255 km. Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi này, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống hai bên bờ sông phát triển nuôi cá lồng đặc sản cho thu nhập cao và gìn giữ được nhiều giống cá quý.
-
Một quyết định được xem là “kỳ lạ” gần 20 năm trước đã giúp gia đình ông Huỳnh Văn Sơn ở ấp Long Phước (xã Long Mỹ, huyện Măng Thít) ngày càng khấm khá hơn.
-
Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, trồng sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.
-
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái". Giờ đây, những loài "thủy quái" này đang mang lại thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ nuôi cá.
-
Kiên Hải là một trong những huyện, thành phố phát triển mạnh nghề nuôi cá trên biển trong những năm gần đây của tỉnh Kiên Giang. Năm 2018, toàn huyện chỉ có 263 hộ nuôi cá đặc sản trong lồng trên biển nhưng đã thu tới hơn 200 tỷ đồng từ việc bán 952,2 tấn cá nuôi biển.
-
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
-
Tận dụng mặt nước rộng lớn trên lòng hồ thủy điện Sơn La để nuôi cá đặc sản như cá nheo, cá lăng trong lồng, anh Lò Văn Luấn, dân tộc Thái, ở bản Bung (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra, gia đình khấm khá. Nhiều người bắt trước, học theo anh Luấn nuôi cá lồng, nhờ thế mà có của ăn, của để.
-
Anh Vũ Tuấn Công, thôn Ba Luồng, xã Thái Hóa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đang nuôi 4 lồng cá chiên đặc sản trên sông Lô cho biết, so với nhiều loại vật nuôi khác thì nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi, cá chiên được xếp vào nhóm cá “ngũ quý” (cá chiên, cá lăng, cá rầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng). Với giá trên thị trường hiện nay dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/kg, mỗi một lồng cá gia đình thu khoảng từ 50 – 60 triệu đồng...
-
Vốn là ông chủ mô hình kinh tế trang trại kết hợp khu du lịch sinh thái rộng vài chục ha, anh Trần Văn Hùng ở tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tận dụng nguồn nước hồ Thác Bà để xây dựng mô hình nuôi cá lồng với những giống cá đặc sản như: cá quế, cá lăng đỏ, cá nheo, cá chép Koi Nhật Bản… mang lại nguồn thu lớn.
-
Hồ Gò Miếu (Thái Nguyên) nằm giữa vùng núi cao, không có ống cống xả thải ra môi trường là nơi ông Lưu Văn Hạnh đặt 30 lồng nuôi cá lăng mỗi năm có doanh thu hàng tỷ đồng.