Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau nhiều lần nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình thất bại, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã nghĩ ra độc chiêu trị bệnh cho cá bằng tỏi. Mỗi tháng anh cho cá ăn tỏi 2 lần, cá vừa hết bệnh vừa lớn nhanh.
Nhiều năm lăn lộn với lòng hồ Hòa Bình, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh đã gây dựng được sự nghiệp vững chắc. Từ một nông dân thuần phác, anh trở thành vua nuôi cá ở xóm Tráng.
Sinh ra và lớn lên tại xóm núi, anh Linh cũng như bao gia đình khác sống chủ yếu bằng nghề nông. Bao năm trôi qua, cái đói, cái nghèo cứ bám riết lấy xóm núi. Năm 2014, anh theo một vài hộ trong xóm vay tiền đầu tư nuôi cá lồng.
Anh Linh thường xuyên cho cá ăn tỏi để phòng bệnh ghẻ và đường ruột.
Ngoài vật tư như tre luồng tự có, anh bỏ ra hơn 10 triệu mua giống cá trắm cỏ, trắm đen và lưới để nuôi 2 lồng. Sau vài tháng chăm sóc tốt cá lớn nhanh như thổi. Vào khoảng đầu tháng 5 khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống, nước trong các suối chảy ra sông. Nước đục bẩn nhiều tạp chất nên cá trong lồng của anh chết hết.
Cách đặc trị bệnh cho cá bằng tỏi của anh Linh đã giúp anh thành công khi nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Không nản chí năm sau anh tiếp tục vay tiền, làm thêm lồng với chi phí lên hơn 30 triệu đồng. Cũng như năm trước, sau vài tháng dốc sức chăm cá, đến lúc thu hoạch đàn cá chết nổi trắng lồng. Nhiều lồng cá của những hộ dân khác, cá cũng chết trắng. Cất công tìm hiểu, anh Linh phát hiện, chỉ những hộ để lồng cá gần bờ cá mới chết, nhiều hộ nuôi xa bờ, cá không bị ảnh hưởng gì.
Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình đã mở ra nghề mới, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân.
Năm 2016, anh vay thêm vốn tiếp tục đầu tư nuôi 10 lồng và kéo lồng ra xa bờ. Anh thả cá trắm, cá lăng, cá chiên... Tuy công chăm sóc hàng ngày vất vả như vận chuyển thức ăn cho cá, trông coi bảo vệ, nhưng cá lại sống khỏe. Cuối năm đó, lồng cá của anh cho thu hoạch gần trăm triệu đồng. Hai năm gần đây, anh tiếp tục vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 20 lồng cá. Từ lồng bằng tre, luồng anh mạnh dạn đầu tư lồng sắt. Mỗi năm anh xuất hơn 4 tấn cá thương phẩm ra thị trường thu về cho gia đình vài trăm triệu đồng.
Một trong những khó khăn nhất của việc nuôi cá lồng là nguồn nước vào mùa mưa thường làm cá bị sốc. Ngoài ra, nhiều loại bệnh do ký sinh trùng gây ra. Nuôi cá trong ao hồ thì việc phòng bệnh cho cá dễ dàng bằng việc khử trùng cho nước. Tuy nhiên, với mặt nước rộng như lòng hồ thì không thể áp dụng theo cách này được. Qua tài liệu sách báo và kinh nghiệm nuôi cá mà anh đi học được thì cho cá ăn tỏi là biện pháp tốt nhất.
Muốn cá ăn tỏi, phải bỏ đói chúng vài ngày. Sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Cá không mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh đường ruột. “Cách phòng bệnh này, tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh. Điều quan trọng nữa là cách này an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có thể xuất bán được”, anh Linh cho biết.
Giờ anh Linh sống thành thơi nhờ việc mạnh dạn nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Từ cách làm thành công của anh nên nhiều người trong xóm đã học tập theo anh kéo bè ra ngoài xa để nuôi. Giờ đây Hợp tác xã (HTX) nuôi cá lồng Bình Thanh do anh Linh làm Chủ nhiệm. Hiện nay, HTX có 23 thành viên, với hàng trăm lồng cá. Mỗi năm HTX xuất ra thị trường vài chục tấn cá, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.