Nuôi cá ruộng lúa, chả phải cho ăn, nước rút chỉ việc bắt lên bán, nông dân Hậu Giang lãi kép
Mùa lũ nước tràn đồng, nông dân Hậu Giang nuôi cá ruộng, chả phải cho ăn, nước rút chỉ việc bắt lên bán
Hồ Trí Cường (TTKN Hậu Giang)
Thứ năm, ngày 03/11/2022 05:39 AM (GMT+7)
Để giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thời gian tăng liên tục trong suốt thời gian qua, đồng thời cắt đứt nguồn bệnh từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tiếp người dân trong xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã thực hiện mô hình 2 lúa – 1 cá ruộng trong điều kiện bất lợi của thời tiết.
Mô hình bỏ lúa vụ 3 nuôi cá ruộng đã tthay đổi dần tập quán canh tác cũ để đa dạng hóa sản phẩm trên cùng một diện tích đất. Các loại cá được thả nuôi có khả năng thích nghi và phát triển tốt trên ruộng lúa là: cá chép, mè hoa, mè vinh,..
Anh Bùi Ngọc Thành, ở ấp 7 xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẽ: "Gia đình tôi có diện tích 40.000 m2 thả 50 kg cá giống mè hoa, cá chép mật độ từ 1-1,5 con/m2. Sau thời gian 4- 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng bình quân 1,2-1,3 kg...".
Anh Thành ước tính với năng suất cá ruộng 2 tấn/ha, giá bán cá ruộng bằng với năm rồi là 12.000 đồng/kg. Bên cạnh cá thả nuôi, ruộng còn thu hoạch thêm các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, cá trê,.. thì lợi nhuận đạt trên 8,5 triệu đồng/ha sau khi trừ các khoản chi phí.
Nông dân đã dần thay đổi từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa /năm chuyển sang mô hình 2 vụ lúa +1 vụ cá. Mô hình nuôi cá ruộng mùa lũ đã khẳng định lợi ích kinh kinh tế và môi trường qua thực tế tại địa phương.
Mô hình nuôi cá ruộng (2 vụ lúa+1 vụ cá) của gia đình anh Bùi Ngọc Thành, ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Mô hình nuôi cá ruộng thay thế cho sản xuất lúa vụ 3 giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa thông thường.
Sau khi thu hoạch cá các loại chất thải của cá có tác dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt, tăng độ phì nhiêu cho đất nên gieo sạ vụ Đông Xuân 2002-2023 này sẽ cho năng suất cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.