Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hơn 180 năm qua, Cửu đỉnh vẫn ở vị trí này, là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng sửa chữa.
Sông Vệ có chiều dài gần 90km, là hợp lưu của hai nhánh chính, một là từ núi Đồng Khố, tỉnh Bình Định chảy qua, một là từ KBang, tỉnh Gia Lai chảy về hòa chung dòng ở địa phận huyện Ba Tơ.
Sông Vệ có 5 phụ lưu cấp 1 và 2 phụ lưu cấp 2; trong đó phụ lưu đáng kể nhất là sông Liên, sông Tô và sông Mễ. Sông Liên nhập dòng với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Sông Tô từ đồng Bia, xã Ba Tô chảy về hợp với dòng chính cách thị trấn Ba Tơ 18km về phía hạ lưu.
Sông Mễ chảy từ núi Mum về hợp với sông chính ở làng Teng, xã Ba Thành. Từ đây sông Vệ đổ xuống địa phận xã Hành Thiện (Nghĩa Hành), ra khỏi các vách núi, hẻm sâu, thung lũng để về xuôi với độ dài gần 60km.
Xuống đồng bằng sông chảy men theo vùng giáp ranh giữa hai huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, rồi về Cửa Lở, xã Đức Lợi và cửa Cổ Lũy, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi). Ở vùng hạ lưu sông Vệ có các chi lưu lớn là sông Thoa đưa nước về huyện Đức Phổ, sông Cây Bứa và sông Phú Thọ, sông Vực Hồng.
Ở thượng nguồn, khi chảy qua các xã Ba Nam, Ba Lế, Ba Bích (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), con sông có nhiều đoạn uốn khúc, gập ghềnh, lòng sông nhỏ hẹp.
Về đến đoạn cuối đất Ba Tơ, lòng sông Vệ rộng dần ra, dường như hóa thân thành một dòng sông khác để về với đồng bằng rộng thoáng, làng mạc đông vui và đồng bãi bốn mùa xanh ngát.
Cũng như các con sông trên dãi đất miền Trung nhỏ hẹp, sông Vệ có độ dốc cao, lòng sông không rộng, dòng chảy xiết. Mùa hè, sông trơ đáy, nổi rõ những gò đất giữa dòng. Mùa mưa, nước sông cuồn cuộn, dâng lên đục ngầu.
Qua khảo sát, điều tra năm 2020, Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đưa ra con số: Tổng lượng nước mặt toàn lưu vực sông Vệ hằng năm khoảng 2,62 tỷ mét khối; trong đó dòng chính của sông Vệ chiếm khoảng 73%, còn lại là sông Phú Thọ, Vực Hồng ở cuối nguồn.
Vào mùa mưa, lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạ lưu khoảng 90%, chỉ giữ lại khoảng 10%. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao vào mùa mưa nước sông Vệ từ nguồn đổ về ào ạt, tạo thành những cơn lũ kinh hoàng.
Chỉ tính trong 3 năm (2019 - 2021), 3 xã Đức Hiệp, Đức Thắng, Đức Lợi (Mộ Đức) đã mất hơn 20ha đất canh tác do sạt lở và bị nước lũ cuốn trôi. Xóm A, thôn An Mô, xã Đức Lợi, nằm cuối sông Vệ trong 30 năm đã bị lũ nhấn chìm, cuốn trôi hơn 10ha đất, giờ thành ốc đảo, không có người sinh sống.
Thoát khỏi núi rừng Ba Tơ, sông Vệ đem lượng lớn phù sa về vùng trung du Nghĩa Hành, biến vùng đất khô khát này thành vựa trái cây, là một “tiểu Nam Bộ” của Quảng Ngãi. Bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, chuối ngự trồng ở các xã Hành Nhân, Hành Minh, Hành Đức, Hành Tín Đông, vùng đất ven sông Phước Giang đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao được nhiều nơi biết đến.
Nghĩa Hành còn là xứ sở của cau, mít, chuối và nhiều nhà vườn chuyên nghề cây kiểng nổi tiếng.
Hoa hồng, hoa vạn thọ vùng ven sông đã tạo nét lãng đãng, mơ màng cho con nước sông Vệ khi trời đất giao mùa, Tết đến Xuân về.
Về đến đoạn cuối, con nước sông Vệ chảy êm đềm giữa bờ bãi rau màu xanh tốt, xóm làng ôm ấp bởi những hàng cau, lũy tre già in bóng gợi lên cảnh thanh bình. Có một thời dọc theo sông Vệ là những bến đò, nơi họp chợ đông vui.
Cửu đỉnh gồm chín đỉnh bằng đồng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được vua Minh Mạng cho khởi đúc từ năm 1835- 1837 mới hoàn thành. Những hình tượng về núi sông, linh vật, chim muông, lâm thổ sản quý, ngũ cốc, hương liệu được chọn khắc lên Cửu đỉnh là những thứ tiêu biểu nhất, giống như “căn cước” của các vùng miền trong cả nước.
Sử cũ triều nhà Nguyễn và các chúa Nguyễn không thấy nhắc điều này và đến nay cũng không ai dám khẳng định nguyên do từ đâu. Thôi thì đó cũng là những suy đoán, sông Vệ vẫn một dòng trôi, từng ngày ôm vào lòng hình bóng quê hương yêu dấu và níu giữ biết bao kỷ niệm về một vùng quê.