Nuôi chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm

Thu Thủy Thứ ba, ngày 20/08/2024 12:52 PM (GMT+7)
Sau nhiều năm thất bại, anh Phạm Minh Phương, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) đã thuần hoá thành công giống chồn hoang dã, cho thu nhập cao, ổn định.
Bình luận 0

Clip: Anh Phạm Minh Phương, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) chia sẻ kinh nghiệm về công cuộc nuôi chồn hương của bản thân. Thực hiện: Thu Thuỷ

Bén duyên với công việc nuôi chồn hương từ những năm anh Phương còn là sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng tại Quảng Ninh. Những chuỗi ngày học trong trường, anh Phương bươn trải kiếm việc làm thêm tại một nhà hàng có tiếng, chuyên các món đồ rừng và biển. Trong đó món chủ đạo tại nhà hàng này chính là món cầy hương (tức chồn hương).

Món cầy hương là món ăn giá trị hạng sang, được các thực khách yêu chuộng bởi nó quý hiếm - món ăn gần như chỉ những người giầu có, thu nhập cao mới tiếp cận được. Bởi lẽ, giá chồn hương nhà hàng nhập vào tại chuồng đã lên đến 1,8 – 2 triệu đồng/ 1kg.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 1.

Mỗi lần nhập chồn hương về phục vụ khách, nhà hàng hay nhập với số lượng lớn từ 15 – 20 con. Chủ quán tín nhiệm anh Phương giao cho anh hằng ngày cho chồn hương ăn uống và theo dõi sức khỏe những chú chồn nhập về khi chưa có khách đặt.

Công việc này đã khiến anh trở thành một tay nuôi chồn hương thực thụ. Ngoài việc cho ăn, theo dõi sức khoẻ, anh còn phải dọn chuồng khử trùng mỗi lần gần chúng. Mọi công việc chỉ được phép làm một mình gần như không có ai thay thế.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 2.

Anh Phạm Minh Phương, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) kiểm tra sức khỏe của chồn hương nuôi. Ảnh: Thu Thuỷ

Năm 2014, anh Phương tốt nghiệp ra trường về Hải Phòng làm việc. Sẵn có kinh nghiệm nuôi chồn hương trong tay, anh Phương đã tìm mua mấy đôi về nuôi thử.

Thời gian đầu về nhà, chồn hương cũng chưa quen môi trường sống, chúng đổ bệnh rồi chết. Những con khác thì xuổng chuồng đi mất tiêu. Anh Phương lúc đó điêu đứng nhưng vẫn kiên trì bám trụ. Năm 2015, anh Phương lại đi tìm mua thêm một lượt nữa về nuôi, mày mò tìm kiếm kinh nghiệm chữa trị các dấu hiệu bệnh của chồn hương.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 3.

Anh Phạm Minh Phương, xây dựng chuồng trại nuôi chồn hương theo từng dãy, đảm bảo khô thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Ảnh: Thu Thuỷ

Hằng ngày, anh Phương đi làm, tối về là bắt tay vào chuẩn bị thức ăn cho chồn. Giống chồn hương rất thích ăn về đêm nên anh Phương anh chỉ cho chồn ăn 1 lần vào buổi chiều tối. Việc nuôi chồn không hề ảnh hưởng gì đến công việc ở công ty của anh Phương.

Năm 2019, chồn hương mẹ đẻ lứa con đầu tiên, anh Phương mừng rỡ, thở phào nhẹ nhõm, khi biết mình đã có thành công bước đầu. Anh bắt đầu có chồn hương đem bán.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 4.

Anh Phạm Minh Phương đam mê với công việc chăm sóc chồn hương ngay từ khi còn đi học. Ảnh: Thu Thuỷ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong công việc chăm sóc chồn hương của mình, anh Phương chia sẻ, giống chồn khi bắt đầu nuôi sẽ không hề dễ dàng, bởi chồn hương cần được thích nghi với môi trường chúng sinh sống.

Ngày tháng trôi đi, đàn chồn hương khỏe mạnh, không còn bị bệnh như trước. Chồn hương sinh sản nhiều lên, anh Phương quyết định nghỉ việc ở công ty rồi chuyển hẳn sang nuôi chồn.

Khác hẳn với việc nuôi các con vật nuôi khác, chồn hương vốn là giống hoang dã, cần được bảo tồn. Khi nuôi chồn gia đình anh Phương phải đi khai báo, làm đăng ký nuôi với địa phương và Hạt Kiểm lâm, để chứng minh nguồn gốc rõ ràng khi đem bán.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 5.

Anh Phạm Minh Phương, nông dân xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng nuôi chồn hương. Ảnh: Thu Thuỷ

Chuyện trò cùng phóng viên báo Dân Việt, anh Phạm Minh Phương cho rằng, việc thuần nuôi giống chồn hương tại nhà khó hay dễ sẽ còn phụ thuộc vào sự đam mê, kiên trì của chính người nuôi. Bước đến thành công trong nghề là cả 1 chặng đường dài, đầy rủi ro và vất vả.

Chồn hương tính đến thời điểm này vẫn là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chi phí thức ăn thấp. không tốn nhiều công chăm sóc. 

Chi phí thức ăn trung bình cho mỗi con chồn chỉ khoảng 2 – 3 nghìn đồng/ 1 ngày. Giống chồn nói chung, đều có sở thích giống nhau, chúng thích ăn chuối chín, ốc, cá, gà thải loại... Tuy nhiên, để chồn hương không mắc bệnh tiêu chảy khi ăn thức ăn lạ, anh Phương chỉ cho chồn hương ăn 1 hoặc 2 món chủ đạo như chuối hoặc gà thải.

Do tập tính hoang dã, ban ngày chồn thường ngủ, chỉ thức dậy vào tầm chiều và ban đêm để kiếm ăn. Vậy nên, anh Phương thường cho chồn ăn ngày 1 lần, ấn định vào các buổi chiều trong ngày. 

Thường thường chồn mẹ một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Chồn con khi được 35 ngày tuổi có thể cho tập ăn thức ăn của mẹ. Chồn hương nuôi khoảng 8 tháng bắt đầu được xuất bán.

Nuôi thành công giống chồn hương bán làm "đặc sản" nhà giàu, anh nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu/ năm - Ảnh 6.

Anh Phương để bảng nghi chép ngày tháng cụ thể khi tách chồn hương con khỏi mẹ. Ảnh: Thu Thuỷ

Hiện, anh Phương đang sở hữu 2 trại nuôi chồn hương với tổng số trên 500 con chồn hương. trong đó khoảng 200 chồn sinh sản, trên 300 chồn con và chồn hậu bị. Giá chồn hương giống anh Phương đang bán giao động từ 10 triệu – 15 triệu/ đôi, chồn hương thương phẩm bán với giá từ 1,8 – 2 triệu/ kg.

Để có nhiều kinh nghiệm và có thị trường tiêu thụ sản phẩm chồn hương được rộng lớn. Anh Phương lập fanpage để giới thiệu, quản bá về con chồn hương. .. Anh còn tham gia vào các nhóm Hội nuôi chồn hương trong cả nước để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và bán hàng thuận tiện hơn

Cũng theo anh Phương, khi mới bắt đầu mới nuôi loài động vật vật này, người nuôi chỉ nên mua 1 vài đôi về thử trước. 

Khi nào kiểm soát được tập tính, thói quen và bệnh tật của chúng lúc đó hãy nhân đàn lên theo ý muốn. Đừng vội ham quá, mới nuôi mà nhập đàn nhiều một lúc sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.

"Rất nhiều người giàu có nhanh chóng từ nuôi chồn, nhưng có người cũng sạt nghiệp cũng vì chúng" – anh Phương nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem