Đây là 2 loài động vật rừng, động vật hoang dã, dân một huyện ở Nghệ An thuần hóa, nuôi thành công làm giàu

Lữ Phú (Cổng TTĐT huyện Kỳ Sơn) Thứ ba, ngày 20/08/2024 09:32 AM (GMT+7)
Từ chỗ chỉ biết săn bắt thú rừng làm thực phẩm, bán kiếm thu nhập, mấy năm gần đây nhiều hộ dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thuần hóa thành công, nuôi động vật rừng như nuôi chồn hương, nuôi dúi. Mô hình nuôi động vật rừng, động vật hoang dã từng bước giúp bà ổn định cuộc sống và làm giàu.
Bình luận 0

Trong số các con động vật rừng, động vật hoang dã, mô hình nuôi chồn hương và nuôi dúi thương phẩm là những mô hình mới, độc đáo đầy triển vọng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

img

Mô hình nuôi chồn hương của gia đình ông Lộc Văn Hùng, xã Hữu Kiện, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ông Hingf đang trộn cháo với chuối chín cho chồn hương ăn.

Biết nhà nước có chính sách cho phép nuôi động vật hoang dã và cho lợi nhuận kinh tế cao, nên ông Lộc Văn Hùng, bản Bà, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã lặn lội ra tỉnh Thanh Hóa học tập kinh nghiệm và mua 3 cặp chồn hương giống về nuôi. 

Chồn hương là một loài động vật hoang dã,  động vật rừng đã được người dân nhiều địa phương làm thủ tục nuôi thương mại và được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm.

Với phương châm vừa học, vừa làm, tích lũy kinh nghiệm, để nắm được đặc tính của con chồn hương để áp dụng vào mô hình. 

Nhờ đó, ông Hùng đã dần thành công với con vật nuôi mới này. Hiện nay, gia đình ông đã nhân giống lên với trên 24 con chồn hương.

Giá chồn hương giống ở mức từ 5 đến 11 triệu đồng/con (tùy lớn nhỏ, con cái hay con đực). Còn chồn thương phẩm cũng có giá rất cao, từ 1,5 đến 2,2 triệu đồng/kg.

img

Mô hình nuôi chồn hương của gia đình ông Lộc Văn Hùng bản Bà xã Hữu Kiệm, Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cấp phép và mã số chăn nuôi.

Ông Hùng, chia sẻ: “Chồn hương có tên khoa học là cầy vòi mốc, đây là giống vật nuôi dễ thuần và dễ chăm só, thức ăn chủ yếu là cháo và quả chuối chín, loài vật này cũng ít bệnh dịch, dễ phát triển, hơn nữa lại dễ thuần phục. 

Cũng có nhiều người hỏi mua, nhưng tôi chưa ra giá bán, vì tôi đang phát triển mô hình, để vài năm tới tôi sẽ nhân rộng mô hình nhiều hơn thì mới bán.”

Còn gia đình gia đình anh Lữ Văn Sáng, bản Sơn Thành xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) lại khởi nghiệp và phát triển mô hình nuôi dúi.

img

img

Hiện trên địa bàn huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có 2 mô hình nuôi dúi có giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Năm 2019 anh Sáng được trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi con dúi. Qua thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, đàn dúi sinh sản khỏe, không bị dịch bệnh, gia đình anh mạnh dạn mở rộng chuồng nuôi.

Thức ăn ưa thích của dúi là cây tre, cây nứa là những loài rất dễ tìm ở địa phương, ngoài ra anh Sáng còn bổ sung thức ăn cho dúi bằng cây mía, ngô, cơm chính.

Mỗi năm dúi mẹ sinh sản từ 2 đến 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con, sau 6 tháng có thể xuất bán dúi thịt.

Chia sẻ thêm về hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi dúi rừng mang lại, anh Sáng cho hay: “Tuy là động vật hoang dã, nhưng con dúi rất dễ nuôi, thức ăn cũng dễ tìm, lại không phải lo về đầu ra, giá cả thì giao động từ 350.000 đến 400.000 đồng/1kg, một năm trừ đi chi phí mang lại nguồn thu từ 40 đến 50 triệu đồng cho gia đình.”

img

Nhiều người dân đến tham quan, học tập mô hình nuôi động vật hoang dã, động vật rừng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và ngỏ ý muốn mua chồn giống để phát triển mô hình chồn hương.

Nuôi động vật rừng là hướng đi mới vừa giúp người dân huyện vùng cao Kỳ Sơn cải thiện sinh kế, có thể làm giàu với vốn đầu tư không lớn, vừa góp phần bảo tồn nguồn gen sống, nhất là một số loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như chồn hương. 

Nhìn chung các loài động vật rừng, động vật hoang dã được gây nuôi trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) đều nằm trong danh sách những loài động vật rừng được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An khuyến khích và cấp phép chăn nuôi.

Ông Vi Văn Oanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn, cho biết: “Thời gian tới huyện sẽ khuyến khích người dân mở rộng và có chính sách hỗ trợ phát triên mô hình nuôi dúi ở các xã vùng sâu, vùng xa, để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ngoài tự nhiên.

Đồng thời sẽ tổ chức quản lý, giám sát, cũng như hỗ trợ người dân các xã lân cận thị trấn Mường Xén phát triển mô hình nuôi chồn hương, một loài vật nuôi đã được Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An cấp phép, để đa dạng các loài vật nuôi trên địa bàn lại tạo ra nguồn thu nhập lớn từ những con vật nuôi được thuần hóa từ tử nhiên này.”

img

Nhờ mô hình nuôi dúi anh Lữ Văn Sáng, bản Sơn Thành xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, (tỉnh Nghệ An) thu lãi từ 40 đến 50 triệu đồng mỗi năm. Đây là mức thu nhập không hề nhỏ đối với nông dân ở một huyện miền núi còn nghèo như huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Từ những thành công của mô hình nuôi động vật rừng đem lại. 

Điều này càng khẳng định, các mô hình đang đi đúng hướng. 

Hy vọng thời gian tới, các mô hình này được nhiều người dân đang có ý định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tiếp cận, góp phần mở ra hướng đi mới phát triển kinh tế ở huyện nhất của tỉnh Nghệ An.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem