Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị

Thứ hai, ngày 19/12/2011 06:38 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Kỳ này, bà con sẽ cùng tìm hiểu kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị như lựa chọn gà, định mức ăn, chiếu sáng, chăm sóc, phòng bệnh...
Bình luận 0

Khi nuôi gà hậu bị cần chú ý đến:

+ Giữ cho tốc độ sinh trưởng của gà ở mức trải đều trong suốt quá trình sống, đảm bảo cho sự phát triển các đặc tính sinh lý hài hòa và cân bằng.

+ Đặc điểm sinh trưởng theo từng hướng sản xuất: Gà hướng chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng cao, khả năng tích lũy mỡ cao nên dễ mập mỡ và giảm khả năng đẻ trứng; và ngược lại đối với gà hướng trứng. Do đó, nuôi gà hậu bị hướng thịt cần theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và mức tăng trọng hàng tuần.

1. Lựa chọn gà trong giai đoạn hậu bị

- Lúc gà 6 tuần tuổi:

+ Đối với gà giống hướng thịt: Gà mái có trọng lượng trung bình gần sát với trọng lượng trung bình của giống. Gà trống có trọng lượng từ cao trở xuống với ngoại hình cân đối, ức lớn, rộng, thế đứng hùng dũng, ức dốc ở góc khoảng 450 (cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn so với gà trống có ức nằm ngang).

+ Đối với gà hướng trứng: Gà mái có ngoại hình đạt tiêu chuẩn giống như vóc dáng cân đối, xương ức thẳng, không dị tật ở mỏ, ngón chân. Trong đàn gà giống, số gà trống chọn sẽ bằng 10% số gà mái.

- Lúc gà 19 tuần tuổi: Dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp như mồng tích phát triển, màu đỏ tươi, lông óng mượt, cánh ép sát thân.

2. Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị

- Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2.750 kcal/kg đến 2.900 kcal/kg; đạm từ 16 - 20%. Hiện nay, GreenFeed có dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp mang mã số 1212 cho gà con hướng trứng thương phẩm từ 1 đến 7 tuần tuổi và sản phẩm 1224 cho gà hậu bị từ 8 tuần đến 18 tuần tuổi.

- Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 - 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà.

3. Chế độ chiếu sáng của gà hậu bị

- Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị ảnh hưởng lớn đến tuổi đẻ trứng đầu tiên. Tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị sẽ dẫn đến tình trạng phát dục sớm. Gà đẻ quá sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất nên trứng sẽ nhỏ và thời gian khai thác trứng ngắn, năng suất trứng không đạt đỉnh cao, gây tổn hại về kinh tế.

- Chế độ chiếu sáng cho gà trong giai đoạn hậu bị trung bình là 10 giờ/ngày. Nếu ánh sáng tự nhiên tăng hay giảm không phù hợp với chế độ chiếu sáng thì phải dùng rèm che hoặc chiếu sáng bổ sung cho đủ.

4. Chăm sóc và nuôi dưỡng

- Nhiệt độ: Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày và mức độ sinh trưởng của đàn gà và làm ảnh hưởng đến tuổi thành thục và năng suất trứng sau này. Nhiệt độ thích hợp cho gà giống hậu bị sau 2 -3 tuần úm ở khoảng 21 - 270C, tùy theo điều kiện khí hậu mà có thể tăng hoặc giảm.

- Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của gà hậu bị trong khoảng 50 - 75% dễ cho việc quản lý điều kiện vệ sinh chuồng trại, gà khỏe mạnh.

- Mật độ: (xem bảng trên).

img
 

5. Quy trình phòng bệnh

- Bằng kháng sinh: Nên sử dụng định kỳ để phòng một số bệnh thường gặp đối với gia cầm như thương hàn, CRD (viêm hô hấp mãn tính), tụ huyết trùng, E.coli và bệnh cầu trùng nếu nuôi nền. Sử dụng kháng sinh đặc hiệu trộn trong thức ăn hoặc hòa vào nước uống trong thời gian 3 -5 ngày.

- Bằng vaccin:

img
 

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem