Ô nhiễm môi trường trầm trọng: Nông dân hứng chịu tai họa

Thứ hai, ngày 15/11/2010 18:25 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đó là khuyến nghị của nhiều báo cáo khoa học và tham luận tại hội thảo quốc gia lần II với chủ đề “Môi trường và phát triển bền vững” do Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (TTNCTN&MT), ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 13-11, tại Hà Nội.
Bình luận 0
img
Ô nhiễm môi trường biển khiến cho nghề nuôi hải sản ở vịnh Cát Bà (Hải Phòng) không ổn định. Ảnh: Phương Đông

Các ý kiến tại hội thảo nhận định, quá trình phát triển kinh tế tại nhiều địa phương khiến môi trường ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, cùng với biến đổi khí hậu đã tác động xấu tới cộng đồng cư dân nông thôn.

Quá nhiều nguồn gây ô nhiễm

Cũng như hàng trăm hộ dân ở vịnh Cát Bà (Hải Phòng), mấy năm nay, nguồn thu từ nghề nuôi hải sản của gia đình anh Bùi Văn Luyện không còn ổn định như trước.

img Mỗi lĩnh vực do một bộ, ngành quản lý. Chúng ta chưa có cơ chế thích hợp để phối hợp giữa các bộ, ngành với nhau. Hậu quả, nhiều chỗ bị chồng chéo, tản mạn thậm chí mâu thuẫn, trong đó có việc thường “bỏ quên” các yếu tố môi trường trong quy hoạch, lập kế hoạch. img

GS- TSKH Trương Quang Học - Trung tâm Nghiên cứu

Anh cho biết: “Môi trường nước biển không còn sạch nên hải sản bị bệnh dịch luôn, có năm gia đình tôi và nhiều hộ trắng tay bởi thuỷ triều đỏ...”.

Trên vịnh Cát Bà hiện có 575 bè nuôi thủy sản gồm 11.554 ô lồng, 56 ô giậu cắm cố định, 693 mảng tre, 89 bãi nuôi tu hài. Mỗi ngày những hộ nuôi hải sản đã đổ xuống vịnh 90 tấn thức ăn.

Đó là chưa kể lượng chất thải trong sinh hoạt và các hoạt động du lịch và gia tăng các phương tiện đi lại trên biển khiến cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm. Tương tự, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cũng đang đối mặt với ô nhiễm dầu và rác thải du lịch.

Theo TS Hoàng Văn Thắng (TTNCTN&MT), những gì đang diễn ra ở Cát Bà, vịnh Hạ Long và các khu sinh thái ven biển có nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam là dấu hiệu của sự xung đột giữa bảo tồn và phát triển, nhiều khi tốc độ phát triển kinh tế đã mang lại những kết quả không mong muốn về môi trường.

img
 

Ở cấp độ nghiêm trọng hơn, điển hình hơn, TS Thắng nhấn mạnh: “Một loạt sự kiện liên quan đến đánh đổi giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đã diễn ra như: Việc xả thải chất độc hại xuống vịnh Vân Phong của Vinashin; gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống hạ lưu sông Đồng Nai của Công ty Vedan; khai thác du lịch thiếu quy hoạch ở Hạ Long...”.

Theo TS Thắng, suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học khiến người dân nhiều vùng, phần lớn là cư dân nông thôn bị tác động tiêu cực.

Cần có cơ chế khuyến khích trồng rừng

Trong Báo cáo khoa học đánh giá rừng ngập mặn tại vườn Quốc gia mũi Cà Mau, 2 nhà nghiên cứu Đặng Anh Tuấn (TTNCTN&MT) và J.D.Ruyck (Đại học Tự do Vương quốc Bỉ) đã báo động việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.

Thất bại từ mô hình “con tôm ôm cây đước”, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều chủ trương như “tách tôm ra khỏi rừng”, “tôm sinh thái”, nhưng nguy cơ mất rừng vẫn còn hiển hiện.

Cũng liên quan đến rừng, nhà nghiên cứu Hoàng Huy Tuấn (ĐH Nông lâm Huế) đi sâu vào nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). “Rừng được chuyển giao cho người dân, tạo động lực để dân bảo vệ rừng hiệu quả.

Tuy nhiên, người giữ rừng vẫn không yên tâm bởi thiếu môi trường pháp lý bảo vệ các quyền của họ khi rừng bị lâm tặc xâm hại. Phải có khung pháp lý rõ ràng để người dân phát hiện, tố giác và đề nghị xử phạt những người xâm hại rừng...”- ông Hoàng Huy Tuấn đề xuất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem